Nhìn lại thời gian qua, dù chưa được khai thông, nhưng hàng trăm dự án bất động sản (đất nền, biệt thự, đô thị sinh thái) được các doanh nghiệp nhanh chân “xí chỗ”, quy hoạch, phân lô, chia nhỏ để mua đi bán lại. Một bức tranh quy hoạch và đầu tư dự án theo kiểu “da beo” có thể sẽ băm nát hai bên sông đang hiện hữu. Liệu khi được nạo vét xong, sông Cổ Cò có thể “sống” lại thực sự để phát huy vai trò là dòng sông chiến lược quy hoạch đô thị của Quảng Nam - Đà Nẵng?
Nhiều dự án bất động sản đã được cấp phép ven sông Cổ Cò, song chưa có nhiều dự án được triển khai.
Từ dòng sông “chết”
Tên sông Cổ Cò (nối Quảng Nam - Đà Nẵng) từ 5-10 năm trở lại đây mới thực sự là từ khoá được nhắc đến nhiều nhất khi mà các dự án bất động sản được đầu tư, quảng bá và rao bán các loại sản phẩm thuộc các phân khúc trên phương tiện truyền thông.
Hơn 10 năm về trước, sông Cổ Cò gần như bị tắc nghẽn bởi những vạt lục bình kéo dài vô tận, những loại cây dại mọc um tùm và oằn mình chứa tất cả các loại nước thải, rác thải của cư dân sinh sống dọc hai bên bờ kéo dài từ Đà Nẵng vào Hội An. Chỉ từ khi khu đô thị sinh thái Hoà Xuân của Đà Nẵng được đầu tư; tuyến đường kết nối Đà Nẵng - Hội An được đầu tư mở rộng thì dòng sông này mới bắt đầu phát lộ và được các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản để ý.
Nở rộ dự án và quy hoạch, phê duyệt dự án có lẽ từ khoảng thời gian từ năm 2000 - 2015, khi ông Lê Trí Thanh còn làm Chủ tịch UBND huyện Điện Bàn (nay ông Thanh là Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam). Khoảng thời gian này, Quảng Nam xác định phát triển mạnh phía Bắc Hội An về phía Đà Nẵng nên đã đề xuất và được Chính phủ phê duyệt quy hoạch.
Để triển khai công việc và xúc tiến đầu tư vào khu vực này, Quảng Nam thành lập Ban Quản lý Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc. Các nhà máy, xí nghiệp được xúc tiến và kêu gọi đầu tư, đi kèm đó là nhu cầu về nhà ở cho người lao động tăng cao nên các dự án đầu tư nhà ở, đất nền bắt đầu sinh sôi, nảy nở.
Trong suốt thời gian vừa qua, có hàng trăm dự án bất động sản theo kiểu đô thị mới, đô thị thông minh, đại đô thị ven sông… được tỉnh Quảng Nam quy hoạch và duyệt quy hoạch. Sau khi chiến lược quy hoạch ven sông Cổ Cò được thần tốc triển khai, các doanh nghiệp cũng lập tức nhanh chân lập chủ trương đầu tư và sở hữu những diện tích đất rộng lớn.
Những cái tên mà khi nhắc đến khu vực này khiến giới kinh doanh bất động sản ai cũng có thể biết, đó là Tập đoàn Đất Quảng, Công ty cổ phần Giao thông Quảng Nam; Cấp thoát nước Quảng Nam… Những đơn vị này sở hữu nhiều diện tích đất nhưng cho đến nay, gần như chưa có dự án nào triển khai theo mô hình đô thị và chính danh các đơn vị này làm chủ đầu tư mà đã được bán hoặc chuyển nhượng cho các đơn vị khác theo hình thức phát triển dự án.
Đến ngộp thở vì những dự án
Quay lại thời điểm năm 1999, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn. Theo quy hoạch, Khu đô thị mới có tổng diện tích 2.537 ha trên 5 phường, bao gồm: Điện Ngọc, Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung, Điện Nam Đông và Điện Dương. Thời gian qua, đã có 12 dự án bất động sản tại đô thị mới hoàn thành đầu tư xây dựng, được nghiệm thu và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Tuy nhiên, khu đô thị này vẫn còn rất nhiều dự án dở dang.
Các dự án bất động sản ăn theo sông Cổ Cò được rao bán tràn ngập những năm gần đây.
Ông Nguyễn Xuân Hà, Phó chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn cho biết, năm 2019, UBND tỉnh Quảng Nam đã có Quyết định giao UBND thị xã Điện Bàn trực tiếp quản lý Quy hoạch Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, sau khi giải thể Ban Quản lý phát triển đô thị mới Điện Ngọc - Điện Ngọc. Hiện dọc tuyến sông Cổ Cò qua địa bàn thị xã Điện Bàn có 34 dự án bất động sản và nghỉ dưỡng. Trong đó phía đông của sông có 10 dự án, còn phía tây có 24 dự án.
Theo ông Hà, hiện những dự án đô thị dọc tuyến sông Cổ Cò vẫn còn nhiều vướng mắc, chỉ có một số ít dự án đã thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng, những dự án còn lại vẫn đang thực hiện thủ tục giải phóng mặt bằng.
“Một số dự án người dân vẫn chưa đồng ý với mức giá đền bù. Ngoài ra điều chỉnh quy hoạch chung phát triển đô thị Điện Bàn năm 2030 đến 2045 phải chờ được thông qua. Khi xong điều chỉnh quy hoạch chung thì mới triển khai các quy hoạch phân khu được” – ông Hà giải thích.
Cũng theo ông Hà, năm 2017, tỉnh Quảng Nam có quyết định giao cho thị xã Điện Bàn quản lý đô thị mới Điện Ngọc - Điện Ngọc, thì phát hiện nhiều có vấn đề, trong đó có việc khớp nối hạ tầng không đồng bộ vì các dự án triển khai theo kiểu da beo. Thị xã xin ý kiến và tỉnh cho phép rà soát điều chỉnh quy hoạch 1/2000 đô thị mới Điện Ngọc - Điện Ngọc. Đến cuối năm 2019, thì mới xong quy hoạch điều chỉnh 1/2000.
“Thị xã đã yêu cầu các chủ đầu tư phải thực hiện theo quy hoạch mới để khớp nối hệ thống cấp nước, thoát nước, điện lưới … Bắt buộc các chủ đầu tư phải lập quy hoạch chi tiết 1/500, hiện chỉ có một số đơn vị đang trình Sở Xây dựng thẩm điệm quy hoạch 1/500 thôi. Chúng tôi giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch 1/500 rất chặt chẽ. Nếu không thực hiện đúng quy trình thì chắc chắn sẽ không được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất”, ông Hà thông tin.
Liên quan đến các dự án tại Khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc, mới đây Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam đã công bố 70 dự án bất động sản đang thực hiện đầu tư tại đây chưa đủ điều kiện mua bán nhà, cấp sổ đỏ. Để tránh những câu chuyện khiếu kiện trước đây, Sở Xây dựng Quảng Nam đề nghị thông tin rộng rãi để người dân được biết, cụ thể “chỉ giao dịch mua bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất với các lô đất của các dự án khu đô thị, khu dân cư khi đủ điều kiện quy định và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
Dự án đầu tư nham nhở theo kiểu da beo khiến cho sông Cổ Cò đang ở giai đoạn chưa biết sẽ "sống" hay "chết" sau khi được khai thông.
Sở cũng khuyến cáo các cá nhân có nhu cầu mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại tại các dự án khu đô thị, khu dân cư khi thực hiện mua bán, hợp đồng đặt cọc giữ chỗ phải tham khảo đầy đủ các quy định pháp luật về nhà ở, pháp luật dân sự trước khi thực hiện các giao dịch để tránh các thiệt hại có thể xảy ra. Đồng thời, yêu cầu các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc các quy định về trình tự thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu, huy động vốn, chuyển quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật …
Theo danh sách 70 dự án chưa đủ điều kiện giao dịch tại Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc có một số dự án lớn đã được các sàn bất động sản phân phối ra thị trường trong thời gian qua như dự án DATQUANG Riverside, Khu đô thị 7B mở rộng, Khu đô thị số 11, Khu phố chợ Điện Nam Trung, Khu đô thị Mỹ Gia… Đáng chú ý, trong số 70 dự án này, có tới 13 dự án của Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Bách Đạt và Công ty cổ phần Bách Đạt An (cùng thuộc Công ty Bách Đạt).
Tác giả: Hà Minh-Hoàng Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- factory construction in viet nam
- thuê studio vinhomes smart city
- Dự án Caraworld Cam Ranh Hotline: 0925119666
- Sycamore
- Bán đất Nam Long Cần Thơ Giá rẻ
- Cho thuê Vinhomes Cổ Loa
- Dự án Vinhomes Central Park Tân Cảng
- https://masterigrandavenues.com/
- Ruby park phúc lợi
- Dong Tay Investment
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy