Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, về công nghệ xây dựng, công nghệ làm đường ở Việt Nam, không chỉ Sông Đà mà còn rất nhiều đơn vị khác làm được. Nhưng về mặt kinh tế xã hội, đây là doanh nghiệp có truyền thống nên ủng hộ.
Việc Bộ Xây dựng giới thiệu Tổng công ty Sông Đà tham gia xây dựng cao tốc Bắc-Nam với hình thức chỉ định thầu "cũng chỉ là một trong những phương thức thầu và phải kèm theo nhiều điều kiện khác".
Ngoài ra, theo vị lãnh đạo này, nếu chỉ định thầu cao tốc Bắc-Nam, sẽ giải quyết được cho Tổng công ty Sông Đà trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Vì sao Bộ Xây dựng đề xuất Sông Đà tham gia cao tốc Bắc-Nam?
Bộ Xây dựng trước đó gây bất ngờ khi đề xuất Thủ tướng chỉ định Tổng công ty Sông Đà thầu nhiều dự án trên cao tốc Bắc - Nam dù công ty này đang nợ ADB khoảng 114,8 triệu USD.
Đề xuất được Bộ Xây dựng đưa ra sau khi Chính phủ có chủ trương chuyển một số dự án đầu tư cao tốc Bắc - Nam từ đầu tư PPP (hợp tác nhà nước và tư nhân) sang đầu tư công. Tổng công ty Sông Đà trước đó cũng có văn bản gửi Bộ Xây dựng với mong muốn được chỉ định thầu làm một số dự án trên cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Trong văn bản gửi tới Thủ tướng, Bộ Xây dựng đề nghị Thủ tướng xem xét, chỉ định thầu Tổng công ty Sông Đà thi công một số đoạn đường bộ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông để tạo việc làm cho khoảng 20.000 cán bộ, kỹ sư, công nhân đang làm việc tại tổng công ty.
Tổng công ty Sông Đà từng thi công, xây dựng các nhà máy thủy điện lớn như Hòa Bình, Ialy, Sông Hinh, Sơn La và Lai Châu. Những năm qua, đơn vị này tiếp tục thực hiện hàng loạt dự án hạ tầng giao thông lớn như cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh, Pháp Vân - Cầu Giẽ, Quốc lộ 10, Hà Nội - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Tuy nhiên, sau khi thực hiện các dự án trọng điểm ngành điện, Tổng công ty Sông Đà gặp nhiều khó khăn trong duy trì việc làm, bảo đảm đời sống người lao động. Nhiều thiết bị, máy móc đã đầu tư làm thủy điện cũng phải "đắp chiếu" vì không có việc làm.
Những năm gần đây, Tổng công ty Sông Đà rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, không có khả năng trả nợ gốc, lãi vay, chi phí cho vay lại.
Tổng công ty Sông Đà đang nợ ADB khoảng 114,8 triệu USD nhưng không có khả năng trả nợ gốc và lãi vay đến hạn. Trong đó, công ty mẹ vay 73,9 triệu USD, Công ty CP xi măng Hạ Long vay 25,59 triệu USD, Công ty CP thủy điện Cần Đơn vay 5 triệu USD, Công ty CP Sông Đà 4 vay 3 triệu USD…
Riêng nợ gốc, lãi vay, phí cho vay lại đến hạn của tổng công ty tạm tính khoảng 6,1 triệu USD.
Do tổng công ty không có tiền trả nợ ADB, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính cho tổng công ty được gia hạn thời gian trả nợ một năm. Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng đề nghị Bộ Tài chính miễn chi phí cho vay lại đối với các khoản vay nước ngoài của Tổng công ty Sông Đà.
- Quốc Cường Gia Lai bán hơn nửa vốn tại công ty sở hữu dự án Sông Đà Riverside
- Triều Tiên: Nhiều đại sứ quán đóng cửa do các nhà ngoại giao về nước
- Cựu TGĐ Sông Đà Nha Trang vừa bị bắt liên quan thế nào đến dự án Cồn Tân Lập?
- Nhóm quỹ Dragon Capital bán toàn bộ 7 triệu cổ phiếu SJS, 'bỏ túi' 147 tỷ đồng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy