Cụ thể, quý I/2020, Vietcombank (HoSE: VCB) ước tính đạt 6.100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, chi phí dự phòng được dự báo tăng đáng kể để chuẩn bị tốt cho việc nợ xấu tăng trong các quý sắp tới.
Tăng trưởng tín dụng quý vừa qua của ngân hàng này ước tính khoảng 3%, trong khi tăng trưởng tiền gửi khoảng 2%.
Các ngân hàng tăng trưởng tín dụng 1-9% trong quý đầu tiên của năm.
Không "đẹp" như Vietcombank, số liệu lợi nhuận của BIDV (HoSE: BID) và VietinBank (HoSE: CTG) đều được dự báo sẽ giảm trong quý I/2020. Sau trích lập dự phòng, lợi nhuận trước thuế ước tính của BIDV giảm tới 28,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí dự phòng tăng mạnh cùng với việc dư nợ tín dụng và tiền gửi đều giảm so với đầu năm.
Tình hình đỡ bi quan hơn ở VietinBank khi lợi nhuận trước thuế ước tính của ngân hàng này là 3.100 tỷ đồng, giảm 1,7%, bất chấp VietinBank cũng tăng chi phí dự phòng thêm đáng kể và tín dụng cũng như huy động giảm trong 3 tháng đầu năm.
SSI Research ước tính VIB (UPCoM: VIB) có thể báo lãi trước thuế khoảng 1.000 tỷ đồng trong quý I, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận trước thuế quý I của TPBank (HoSE: TPB) được dự báo cũng đạt 1.000 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi lần lượt đạt 9% và 6% so với đầu năm. Tín dụng được thúc đẩy chủ yếu nhờ trái phiếu doanh nghiệp và các khoản cho vay từ các doanh nghiệp lớn. Tỷ lệ nợ xấu tăng 1,8%, trong khi NIM giảm nhẹ xuống 4%.
VPBank (HoSE: VPB) dự báo vẫn đạt mức tăng trưởng tín dụng tốt trong quý I xấp xỉ 6% so với đầu năm và ghi nhận một phần lợi nhuận từ danh mục trái phiếu trong 2 tháng đầu. Ngân hàng này có thể đạt tăng trưởng hai chữ số lợi nhuận trước trong quý này.
Tương tự, MB (HoSE: MBB) sẽ tăng trích lập dự phòng trong quý I để tạo bộ đệm vốn trong các quý tới, ngay cả khi các khoản nợ xấu chưa tăng. Do đó, chi phí dự phòng có thể tăng 30 - 35%, dẫn đến lợi nhuận trước thuế hầu như không đổi hoặc giảm nhẹ (0,5 đến 0,7% so với cùng kỳ). Quý I/2019, ngân hàng này lãi trước thuế 2.242 tỷ đồng.
Theo SSI Research, lợi nhuận của một số ngân hàng với mức tăng khá thấp do chủ động gia tăng lượng trích lập dự phòng đối phó với những tác động của dịch Covid-19.
Còn thông tin từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết, dư nợ tín dụng 3 tháng đầu năm tăng 1,3%, đạt hơn 8,3 triệu tỷ đồng. Dù thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, sự cải thiện đã xuất hiện, tích cực qua từng tháng, trong đó tín dụng tháng 1 tăng 0,1%, tháng 2 tăng 0,07% và tháng 3 tăng 1,1%). Thống đốc cho biết tín dụng toàn hệ thống dự kiến tăng 11 - 14% trong cả năm.
Theo đánh giá sơ bộ của NHNN, dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng bởi Covid-19 khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm 23% dư nợ toàn hệ thống, tiềm ẩn rủi ro với hoạt động ngân hàng.
Linh Nhi
- 1. Vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai: Cấp thiết bịt lỗ hổng
- 2. Bộ trưởng Tài chính ra lệnh mới: Khẩn trương xác định giá thị trường bất động sản
- 3. Nỗi lo của đại gia bất động sản ập đến, thị trường sẽ nóng lạnh ra sao?
- 4. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022: Những mốc thời gian cần lưu ý
- 5. [Infographics] Chi tiết về bộ huy chương SEA Games 31
- Giải pháp nào để thu hút lao động quay trở lại làm việc tại vùng kinh tế trọng điểm
- Ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất, mối nguy cơ đang lớn dần
- Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành ồ ạt
- Đặt mua sắt giá rẻ trên Zalo, chủ xưởng cơ khí bị lừa trên 300 triệu đồng
- Từ ngày 26/4, khôi phục thông quan hàng hóa trở lại tại cửa khẩu cầu Bắc Luân 2