Trong Báo cáo kinh tế vĩ mô được Ngân hàng Standard Chartered công bố ngày 7/7, đơn vị này dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2023 và tăng trưởng ở mức 7,0% so với cùng kỳ (từ mức 3,7% trong nửa đầu năm). Dữ liệu thương mại được cải thiện liên tục hàng tháng từ đầu năm 2023 cho thấy sự phục hồi rõ ràng hơn trong nửa cuối năm.
Ông Tim Leelahaphan - chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, Standard Chartered chia sẻ: “Triển vọng kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn hứa hẹn ổn định và cởi mở. Lượng khách du lịch liên tục hồi phục sẽ củng cố cân bằng dịch vụ.”
Theo chuyên gia Standard Chartered, mặc dù các chỉ số kinh tế vĩ mô đã được cải thiện hơn, song vẫn còn tương đối yếu do hoạt động thương mại tiếp tục suy giảm dẫn đến hoạt động sản xuất và kinh tế chậm lại. Thặng dư thương mại tăng trong quý 2 nhưng xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhìn chung, thặng dư thương mại nửa đầu năm của Việt Nam đã vượt năm ngoái do nhập khẩu giảm (trong bối cảnh giá năng lượng thấp hơn) đã bù đắp cho tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm.
Trước đó, Standard Chartered đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 xuống 5,4% từ mức 6,5%. Ngân hàng cũng thận trọng hơn trước việc dữ liệu từ đầu năm cho đến nay thấp hơn mức kỳ vọng và triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đảm hơn.
Chuyên gia Standard Chartered cũng dự báo lạm phát năm 2023 được điều chỉnh xuống mức 2,8% (so với trước đó là 4,3%). Việc nối lại dòng vốn đầu tư một cách bền vững có thể đòi hỏi nỗ lực của Chính phủ và bối cảnh kinh tế toàn cầu được cải thiện.
“Để khôi phục dòng vốn FDI, Việt Nam cần tiếp tục tăng trưởng GDP nhanh chóng và phát triển cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng vững chắc, đặc biệt trong lĩnh vực logistic, có thể khuyến khích nhiều nhà sản xuất chuyển đến Việt Nam,” chuyên gia Standard Chartered nhấn mạnh.
Chi nhánh ngân hàng Standard Chartered Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngân hàng Standard Chartered dự báo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất tái cấp vốn thêm 50 điểm cơ bản nữa xuống còn 4,0% vào quý 3 (mức tương tự như trong những năm đại dịch) và giữ nguyên cho đến cuối năm 2025.
Ngoài việc cắt giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước nới lỏng các kỳ hạn vay, bao gồm hoãn trả nợ (lên đến 12 tháng) với lãi suất vay hợp lý. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ các nhà phát triển bất động sản có thể thu xếp thanh toán tiền lãi và tiền gốc đến hạn đối với trái phiếu như thế nào, cũng như tài trợ các dự án và vốn lưu động.
Cũng theo Standard Chartered thị trường bất động sản cần hỗ trợ thanh khoản hơn nữa vì các biện pháp đã thực hiện cho đến nay dường như mới giúp làm giảm áp lực trả nợ ngắn hạn.
“Chúng tôi cho rằng Ngân hàng Nhà nước hiện đang tập trung nhiều hơn vào tăng trưởng khi áp lực giá cả trong nền kinh tế giảm bớt. Những đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo sẽ không vượt quá 50 điểm cơ bản do những lo ngại về rủi ro lạm phát và bất ổn tài chính vẫn còn hiện hữu,” ông Tim Leelahaphan chia sẻ thêm.
Ngân hàng dự báo tỷ giá USD-VND ở mức 23.400 từ cuối năm 2023 đến quý 3/2024. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Theo các chuyên gia Standard Chartered, các rủi ro đối với thị trường ngoại hối VND tương đối cân bằng. Ngân hàng dự báo tỷ giá USD-VND ở mức 23.400 từ cuối năm 2023 đến quý 3/2024. Việc xây dựng lại dự trữ dự phòng sẽ hạn chế khả năng tăng giá VND trong thời gian gần; việc định giá lại lãi suất kỳ hạn của Fed Mỹ cao hơn và đồng nhân dân tệ CNY yếu hơn cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng Việt Nam.
Trước đó, Bộ phận Nghiên cứu toàn cầu của Ngân hàng HSBC kỳ vọng tăng trưởng của Việt Nam sẽ có bước ngoặt lớn vào quý 4/2023, với các biện pháp hỗ trợ tiền tệ gia tăng. HSBC cũng kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ cắt giảm lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý 3, đưa lãi suất điều hành về 4,0%. Điều này có thể sẽ đảo ngược nỗ lực thắt chặt của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2022 và cũng tương ứng với mức độ hỗ trợ tiền tệ trong thời kỳ đại dịch.
Còn ông Paulo Medas, đại diện IMF cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2023, đạt khoảng 4,7% cho cả năm nhờ xuất khẩu phục hồi và các chính sách trong nước nới lỏng. Lạm phát dự kiến sẽ được kiểm soát dưới mức mục tiêu 4,5% của Ngân hàng Nhà nước. Trong trung hạn, Việt Nam có thể quay trở lại đạt được tốc độ tawng trưởng cao khi các cải cách cơ cấu được thực thi. Với con số này thì thấp hơn năm 2022 nhưng so với tăng trưởng toàn cầu thì nền kinh tế Việt Nam vẫn rất tốt./.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy