Ngân hàng Standard Chartered cho rằng, lĩnh vực sản xuất sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính, giúp Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng vượt trội hơn so với các nền kinh tế khác tại châu Á.
Mặt khác, với mức dự báo lên đến 7,8% , Standard Chartered cũng cho thấy ngân hàng này có cái nhìn lạc quan lớn về kinh tế Việt Nam so với các tổ chức nghiên cứu khác.
Trước đó, các tổ chức quốc tế như ADB đánh giá mức tăng trưởng GDP Việt Nam là 6,1%, IMF là 6,5% hay HSBC với dự báo kinh tế tăng trưởng 7,6%. Trong nước, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF - Bộ Kế hoạch và đầu tư) ở kịch bản tốt nhất đánh giá GDP Việt Nam tăng lần lượt 6,46% và 6,72%. Hiện Chính phủ đang đặt ra mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2021.
Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered đánh giá, từ quý III/2020, kinh tế Việt Nam đã phục hồi sau đại dịch. "Quá trình hồi phục đang diễn ra ổn định. Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong thập kỳ vừa qua và chúng tôi kỳ vọng xu hướng này sẽ còn tiếp diễn", ông nói.
Các chuyên gia của Standard Chartered dự báo, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực đầu tư và dịch vụ được cải thiện sẽ là yếu tố hỗ trợ cho nền kinh tế trong những năm tới. Nhờ vào các biện pháp kiểm soát Covid-19 hiệu quả, vị thế của Việt Nam đã được nâng lên trong mắt các nhà đầu tư, trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất thế giới.
Mặt khác, Việt Nam tiếp tục là quốc gia hưởng lợi từ tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại và công nghệ - dự kiến sẽ còn tiếp diễn dưới thời chính phủ Joe Biden. Theo đó, dù nhu cầu trên thế giới phục hồi chậm chạp và tâm lý đầu tư ảm đạm có thể sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn FDI, thu hút vốn FDI của Việt Nam được dự báo sẽ duy trì mạnh mẽ trong thời gian tới.
Ngoài ra, ngân hàng này cũng đánh giá, mức độ cạnh tranh gia tăng có thể là động lực thúc đẩy Việt Nam cải thiện sản phẩm và chuỗi cung ứng nếu Việt Nam mong muốn trở thành cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Điều này sẽ đòi hỏi những sự cải thiện trong năng suất lao động, giáo dục đào tạo và chuyển giao công nghệ, bên cạnh các yếu tố khác.
Đồng thời, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ mang đến các cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam bước lên những bậc thang mới trong chuỗi giá trị khi các quy trình, thủ tục được đơn giản hóa. Doanh nghiệp sản xuất tại các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản có thể sẽ xem xét giảm thiểu chi phí bằng cách chuyển các công đoạn sản xuất cuối cùng sang các quốc gia ASEAN có chi phí tốt hơn như Việt Nam.
Tác giả: Phương Ánh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy