Vì vậy, việc luật hóa để tạo ra cơ sở pháp lý trong phối hợp quản lý là rất quan trọng.
Hiện nay, Luật Quản lý thuế hiện hành đang quản lý người nộp thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp. Ảnh: Thùy Linh.
Nhiều "lỗ hổng"
Ở Việt Nam thời gian gần đây đã phát triển mạnh loại hình kinh doanh qua mạng thông qua việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quảng cáo... trên các phương tiện như truyền hình, website thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, các mạng xã hội của nước ngoài. Mô hình kinh doanh này ngày một phát triển do sự thuận lợi từ những đặc điểm của loại hình kinh doanh qua mạng. Tuy nhiên, theo PGS.TS Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế - Hải quan, Học viện Tài chính, thuế TMĐT chính là lĩnh vực còn đang thất thu khá nhiều ở nhiều địa phương, cơ quan Thuế chưa đưa được những đối tượng này vào diện quản lý và chưa kiểm soát được giao dịch kinh doanh của những đối tượng này.
"Về cơ chế, chính sách, Luật Quản lý thuế hiện hành đã tạo nền tảng và cho phép cơ quan Thuế chủ động trong quản lý người nộp thuế kinh doanh trong môi trường truyền thống và TMĐT như quy định về Cơ chế tự khai - tự nộp; nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên thứ 3 (bao gồm cả thông tin dạng dữ liệu điện tử), hiện đại hóa công tác quản lý thuế (khuyến khích thực hiện giao dịch điện tử). Tuy nhiên, cũng chính những quy định này đã tạo "lỗ hổng" quản lý từ phía cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh. Cùng với đó, sự phối kết hợp giữa các nhà mạng, cơ quan Thuế và các ngân hàng thương mại chưa chặt chẽ nên mới xảy ra tình trạng thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh này", ông Trường chia sẻ.
Theo ông Trường, hiện nay số cá nhân có doanh thu "khủng" từ kinh doanh qua mạng không phải là hiếm. Bằng chứng là những vụ việc cá nhân bị cơ quan Thuế truy thu số tiền lên tới hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, những vụ việc này chỉ bị phát hiện sau khi có số liệu cung cấp từ phía ngân hàng về thực tế "dòng tiền" về tài khoản cũng như những cá nhân này chỉ chấp nhận nộp thuế sau khi có sự vào cuộc của cơ quan điều tra. Điều này cho thấy, các quy định về cơ chế tự khai - tự nộp sẽ không phát huy được tác dụng nếu không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ và sự vào cuộc tích cực của các bên liên quan, một mình cơ quan Thuế không thể kiểm soát được hoạt động kinh doanh này.
Mặt khác, theo quan điểm của ông Hoàng Thùy Dương, Phó Tổng giám đốc KPMG Việt Nam, khó khăn gặp phải trong việc quản lý, thu thuế đối với thương mại điện tử một phần là do chưa có chính sách thuế cụ thể cho lĩnh vực mới, đặc thù này. Đơn cử như việc Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 6/8/2014 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam. Tuy nhiên, Thông tư này chưa quy định cụ thể đối với lĩnh vực thương mại điện tử, chẳng hạn phương pháp tính toán, kê khai, nộp thuế gắn với đặc thù của lĩnh vực này.
Theo Tổng cục Thuế, việc quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT này mới dừng ở các biện pháp trước mắt, theo từng vụ việc chứ chưa có chiến lược tổng thể, lâu dài. Việc quản lý thuế đối với TMĐT vẫn gặp khó khăn xuất phát từ đặc trưng vốn có của nền kinh tế số, cũng như các các chính sách chưa được hoàn thiện.
Xây dựng hàng rào pháp lý
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nước ta còn thiếu và yếu rất nhiều công cụ để quản lý thuế TMĐT như: cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống, nhân sự kiểm tra, giám sát và cả tinh thần thượng tôn pháp luật của người dân. Đây là hệ quả tất yếu của sự phát triển nhanh chóng các quan hệ xã hội được hỗ trợ mạnh mẽ bởi sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin mà các quy định hiện hành đang tỏ ra lỗi thời, không theo kịp.
Do vậy, để quản lý được thuế nói chung và thuế TMĐT nói riêng mà vẫn đảm bảo tạo thuận lợi cho người nộp thuế, ngăn ngừa, phòng chống được các hệ quả tiêu cực của TMĐT, mở rộng cơ sở thu thuế trong bối cảnh hiện nay thì cần phải có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật mới, phù hợp với hoạt động TMĐT.
Tại dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi), Bộ Tài chính đã bổ sung những quy định liên quan đến quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT khá bao quát như: Xây dựng cơ sở dữ liệu; các dịch vụ thuế điện tử (khai thuế điện tử, hoá đơn điện tử, nộp thuế online.... Bên cạnh đó, dự thảo Luật bổ sung quy định trách nhiệm của các bộ, ngành, các tổ chức, đơn vị có liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như: Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại; Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an… Trong đó, đáng chú ý là quy định Ngân hàng Nhà nước phải có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước phải xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán quốc gia, các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để sử dụng rộng rãi cho các mô hình TMĐT; thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịch thanh toán nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong TMĐT.
Ngoài ra, dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) còn quy định cơ quan Thuế phải xây dựng “Trung tâm xử lý dữ liệu trong giao dịch điện tử” để tiếp nhận, kiểm soát hồ sơ thuế (đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế…) và kiểm tra tự động, trả thông báo tự động cho người nộp thuế.
Theo ông Cao Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, trong sự phát triển của nền kinh tế số, giao dịch xuyên biên giới diễn ra khá phổ biến. Để quản lý thuế đối với hoạt động này, có 2 nội dung rất quan trọng mà cơ quan Thuế đã cải cách, đó là thực hiện hóa đơn điện tử và thanh toán qua ngân hàng. Nếu chúng ta không quản lý được 2 vấn đề này, thì sẽ không tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Những năm gần đây, ngành Thuế đã rất chú trọng chỉ đạo tăng cường quản lý thuế đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử. Năm 2012, Tổng cục Thuế đã thành lập Tổ công tác nghiên cứu quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT đặt tại Tổng cục và bộ phận thường trực tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về các loại hình kinh doanh TMĐT nhằm nhận diện các cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh TMĐT tại Việt Nam; xây dựng hồ sơ để tiến hành phân tích rủi ro và lựa chọn các doanh nghiệp có doanh thu lớn, rủi ro cao để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm. Bên cạnh đó, các cơ quan thuế địa phương đã có nhiều biện pháp kỹ thuật và phối hợp với các cơ quan chức năng để tăng cường kiểm soát, đôn đốc các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Trong 2 năm gần đây, Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh đã xác định có gần 4.000 trường hợp kinh doanh hàng hóa qua Internet truy thu và xử phạt 19,5 tỷ đồng; truy thu, xử phạt một cá nhân kinh doanh mỹ phẩm qua mạng với số tiền lên đến 9,1 tỷ đồng. Cục Thuế Hà Nội cũng đã gửi thư đến hơn 10.000 tài khoản cá nhân bán hàng qua mạng yêu cầu kê khai thuế. |
Theo Hải quan
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy