Ngân hàng bán lẻ là gì?
Ngân hàng bán lẻ là các dịch vụ ngân hàng nhắm đến đối tượng khách hàng cá nhân, thay vì nhóm khách hàng doanh nghiệp. Các dịch vụ chủ yếu của ngân hàng bán lẻ là tiết kiệm, thanh toán, cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
Đầu tiên là sự phát triển liên tục của sản phẩm ngân hàng điện tử (internet banking). Hiện nay, các ngân hàng đều triển khai dịch vụ internet banking, với các dịch vụ chủ yếu là cung cấp thông tin, thanh toán hóa đơn định kỳ, chuyển tiền trong hệ thống.
Tiếp đến là sự lên ngôi của dịch vụ thẻ và cho vay tiêu dùng. Hiện nay, hệ thống ngân hàng có khoảng 10.200 máy ATM, 37.000 máy quẹt thẻ POS, 47 ngân hàng phát hành 23 triệu thẻ thanh toán. Nhiều chi nhánh ngân hàng khác nhau chỉ nằm cách nhau vài mươi mét đường. Trong khi đó, kênh phân phối hiện đại (giao dịch qua internet, điện thoại, tin nhắn) cũng phát triển mạnh vì các ngân hàng đã không ngại đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin.
Cùng với đó, các sản phẩm tài chính liên kết (dịch vụ ngân hàng kết hợp với bảo hiểm, chứng khoán, vàng) được triển khai ngày càng nhiều. Một ví dụ của loại sản phẩm này là mô hình “bancassurance” (bán dịch vụ bảo hiểm thông qua ngân hàng). Nói như vậy để thấy, ngân hàng bán lẻ đang có đủ tiền đề để bùng nổ và sự cạnh tranh khốc liệt trong mảng dịch vụ này là điều không tránh khỏi.
Ngân hàng tập trung bán lẻ dịch vụ tài chính, người tiêu dùng hưởng lợi
Là lĩnh vực mang lại doanh thu cao, phát triển chắc chắn và ít rủi ro
Ngành ngân hàng có thể sẽ tăng trưởng gấp đôi trong vòng 5 năm tới, đạt gấp 2-3 lần tốc độ gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong đó chìa khóa cho sự tăng trưởng này chính là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Nhận định này của vị lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM dường như càng thôi thúc các ngân hàng nhanh chân đầu tư cho mảng dịch vụ này.
Bên cạnh mô hình siêu thị tài chính, ngân hàng bán lẻ còn hướng đến phân khúc khách hàng cao cấp, vốn đang gia tăng tại Việt Nam.Ước tính, khoảng 10% khách hàng có tài khoản tiền gửi tại Việt Nam là những người có mức thu nhập cao. Vì thế, ngân hàng nước ngoài lẫn ngân hàng nội địa đều đang nhắm đến nhóm khách hàng tiềm năng này.
Ở khối nội, ví dụ như Techcombank triển khai dịch vụ “Ngân hàng ưu tiên” dành cho khách hàng cao cấp, sau đó một số ngân hàng cũng có những dịch vụ dành cho khách hàng VIP của mình. Nhìn chung, các dịch vụ loại này hướng đến việc chăm sóc khách hàng thông qua việc giúp họ giải quyết các nhu cầu tài chính. Các ngân hàng có cả đội ngũ chuyên gia tư vấn cho khách hàng về đầu tư chứng khoán, vàng, ngoại hối hay dịch vụ tài chính doanh nghiệp, chứ không chỉ dừng lại ở các dịch vụ giao dịch tín dụng.
Trong khi đó, khối ngoại tỏ ra có ưu thế hơn khi có thể “chăm sóc VIP” thông qua mạng lưới rộng khắp toàn cầu, điều mà khách hàng cao cấp rất quan tâm.
Dịch vụ bán lẻ có tác dụng đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng to lớn về vốn của các thành phần kinh tế để cho vay cải thiện đời sống dân cư, hạn chế thanh toán tiền mặt, góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng. Đối với khách hàng, dịch vụ bán lẻ đem đến sự thuận tiện, an toàn, tiết kiệm cho khách hàng trong quá trình thanh toán và sử dụng nguồn thu nhập của mình. Dịch vụ bán lẻ mang lại nguồn thu ổn định, chắc chắn, hạn chế và chia sẻ rủi ro. Ngoài ra, dịch vụ bán lẻ giữ vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nguốn vốn trung và dài hạn chủ đạo cho ngân hàng, góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân hàng.
Phát triển dịch vụ bán lẻ gắn liền với tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ trên cơ sở đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống ngân hàng, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và mở cửa thị trường tài chính trong nước. Dịch vụ bán lẻ phải được phát triển theo hướng kết hợp hài hòa giữa lợi ích của khách hàng với lợi ích của ngân hàng và mang lại lợi ích cho nền kinh tế.
Theo lộ trình Chính phủ đặt ra: đến năm 2020 sẽ có 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị trung bình 350USD/người/năm; doanh số thương mại điện tử B2C tăng 20%, đạt 10 tỷ USD, chiếm 5% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Ngoài ra, 100% siêu thị, trung tâm mua sắm, cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán (POS) và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, 70% đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông… nhận thanh toán hóa đơn của cá nhân, hộ gia đình qua hình thức không dùng tiền mặt. |
Mai An (t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy