Mới đây, NHNN đã ban hành thông tư 26/2017/TT-NHNN, sửa đổi, bổ sung thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, có hiệu lực từ 3/3/2018.
Đáng lưu ý, tại TT26 quy định việc thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện để người khác thực hiện các hành vi giao dịch thẻ gian lận, giả mạo; giao dịch thanh toán khống tại đơn vị chấp nhận thẻ (không phát sinh việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ) sẽ bị cấm. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ không được phép rút tiền mặt qua các máy POS.
Trước đó, vào cuối tháng 11/2017, NHNN đã từng có ý định cho phép rút tiền mặt tối đa 5 triệu đồng/ ngày và quy định này đã được đưa vào Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 19. NHNN cho biết đó là đề xuất của các ngân hàng và cũng là thông lệ quốc tế để đáp ứng chi tiêu tiền mặt của chủ thẻ trong một số trường hợp (khẩn cấp, ngoài giờ làm việc, nơi không có ATM,…). Dự thảo dự kiến mở rộng phạm vi dịch vụ POS thực tế là nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Trao đổi với chúng tôi, Chuyên gia tài chính - Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho biết ông ủng hộ quyết định này của NHNN. Theo ông, trường hợp rút tiền mặt thẻ tín dụng qua máy POS đã đi ngược lại chức năng của máy. Mỗi một thẻ tín dụng, khách hàng có thể rút tiền mặt với ngân hàng phát hành thẻ theo một hạn mức nhất định. Việc khách hàng đến siêu thị, cửa hàng yêu cầu cửa hàng đó trả tiền mặt rồi cửa hàng đó thông qua POS gửi thông tin về ngân hàng tức là đã có giao dịch mua bán. Điều này sẽ dẫn tới trường hợp các chủ thẻ dựa vào đó để "lách" quy định, rút nhiều tiền hơn hạn mức cho phép.
Giao dịch thông qua máy POS phải có một giao dịch thanh toán hàng hóa thực sự. Nếu đơn vị chấp nhận thẻ mà giúp khách hàng lấy tiền mặt sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. "Có thể sẽ xảy ra hình thức gian lận với việc rút tiền mặt qua POS. Nhiều khách hàng không có giao dịch với cửa hàng nhưng lại gửi thông tin lên ngân hàng là đã có giao dịch mua bán nào đó.", ông Hiếu nói.
Theo khảo sát của chúng tôi, mặc dù NHNN không cho phép rút tiền mặt qua POS nhưng dịch vụ này vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức. Người dùng không khó để bắt gặp các quảng cáo về rút tiền thẻ tín dụng qua POS trên mạng và tại nhiều cửa hàng. Theo đó, so với rút tiền tại ATM và quầy giao dịch, người cung cấp dịch vụ sẽ "giúp" khách hàng rút tiền tại POS với mức phí thấp hơn rất nhiều chỉ từ 1,8-2%. Thêm vào đó, rút tiền mặt tại POS có thể "núp" dưới hình thức quẹt thẻ chi tiêu nên khách hàng được rút 100% hạn mức với lãi suất 0% trong 45 ngày.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia đánh giá, khi "giúp" khách hàng rút tiền mặt bằng cách ghi nhận khống việc bán hàng, các điểm POS đã vi phạm Luật Kế toán. Cùng với đó là khả năng rất lớn về gian lận trong việc nộp thuế.
Thêm vào đó, với việc rút tiền quá dễ dàng qua POS, mức phí thấp hơn rất nhiều so với rút tại ATM thì sẽ không ít chủ thẻ rút tiền quá nhiều rơi vào vòng xoáy nợ nần trong khi thu nhập trong tương lai luôn ẩn chứa nhiều điều khó đoán trước.
Theo Tri thức trẻ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy