Tại sao Phạm Công Danh “muốn” ôm “cục nợ” hơn 5000 tỷ?
ANTT.VN - VNCB tự ý ghi chi 5.190 tỷ đồng trên tài khoản, tự ý cầm cố 6 sổ tiết kiệm để cho vay 300 tỷ đồng mà không có bất kỳ chứng từ nào. Phạm Công Danh đã tiêu hết số tiền này. Các bị cáo bị truy tố về tội Cố ý làm trái, Vi phạm quy định cho vay gây thiệt hại cho VNCB.
Phạm Công Danh và luật sư bào chữa luôn cho rằng bà Trần Ngọc Bích cho Phạm Công Danh vay khoản tiền 5.490 tỷ đồng. Tại sao Phạm Công Danh lại muốn ôm cục “nợ” này. Luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên đã lý giải, vì Danh muốn trốn tội.
Trong phần tranh luận tại tòa sáng 24/8/2016, luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên đã làm rõ vấn đề này.
“Có ý kiến cho rằng bà Trần Ngọc Bích có quen biết, có chụp hình chung với Phạm Công Danh, kèm theo các chứng từ giao dịch trong các mối quan hệ khác không liên quan đến vụ án của Trần Ngọc Bích, đã kết luận Bích có cho Phạm Công Danh vay tiền. Vì Bích cho Phạm Công Danh vay tiền nên Danh tự ý lấy tiền trên tài khoản của Bích, VNCB tự ý cho vay cầm cố 6 sổ tiết kiệm không có chữ ký,Bích đồng thuận và nợ chứng từ. Khoản tiền 5.940 tỷ đồng là trách nhiệm dân sự của Danh với Trần Ngọc Bích”, luật sư Uyên khẳng định đây là những quan điểm không có căn cứ, không đúng sự thật.
Phạm Công Danh muốn ôm thêm nợ?
Số tiền 5.190 tỷ đồng trên tài khoản của Trần Ngọc Bích thuộc sở hữu hợp pháp của Bích. Bích không cho Danh vay thì khẳng định không cho vay. Bích không cho vay nên không chuyển tiền cho Danh.
Giả sử Bích có cho Danh vay thì Bích cũng phải chuyển tiền cho Danh. Trong mọi trường hợp, cho vay hay không cho vay thì VNCB hay Phạm Công Danh cũng không thể tự chuyển tiền từ tài khoản của Bích sang tài khoản của Danh nếu không có lệnh chi hợp pháp của Bích.
VNCB đã tự ý ghi nhận có tiền vào tài khoản của Danh. Việc VNCB ghi nhận chi tiền vào tài khoản của Bích thực chất là việc che dấu hành vi rút 5.190 tỷ đồng từ ngân hàng của Phạm Công Danh.
Một người tự ý lấy tài sản của người khác, không có chứng từ gì, nhưng vẫn khai rằng đây là tài sản anh cho tôi vay, tôi mượn vì trước đó tôi đã từng vay anh, trước đó tôi đã từng chụp hình với anh. Nay anh không cho tôi vay, không cho tôi mượn thì anh phải chứng minh. Đây là quan điểm cực kỳ vô lý và không có căn cứ, cả về pháp lý và đạo lý.Với 6 sổ tiết kiệm, tổng số tiền 303,5 tỷ đồng, đây không phải là sổ của Trần Ngọc Bích, mà là sổ tiết kiệm của Nguyễn Thị Mỹ Dung, Ngô Bích Thùy Trang, Trần Hoài Phục.
Việc VNCB tự ý cầm cố các sổ tiết kiệm này không có chữ ký, không có hồ sơ vay để Phạm Công Danh rút 300 tỷ đồng, nay Phạm Công Danh cũng cho rằng đây là số tiền Trần Ngọc Bích cho Danh vay thì còn vô lý hơn nữa.
Đúng là lý sự cùn của Phạm Công Danh.
Phạm Công Danh và thuộc cấp khai báo loanh quoanh, mâu thuẫn
Không có chữ ký thì không có chứng từ, không có chứng từ thì không thể chuyển tiền. Bản chất sự việc là VNCB tự ý ghi nhận chi tiền trên tài khoản của Trần Ngọc Bích, ghi có tiền trên tài khoản của Phạm Công Danh. Do đó, việc Trần Ngọc Bích biết hay không biết, đồng thuận hay không đồng thuận, nợ hay không nợ chữ ký là không làm thay đổi bản chất sự việc. Phạm Công Danh nêu các nội dung này thực chất để đánh lạc hướng.
Trần Ngọc Bích khẳng định không lập lệnh chi chuyển tiền cho Danh. Trần Ngọc Bích không thể hiện ý chí của mình dù là bằng lời nói với bất cứ ai.Không có lời khai nào, căn cứ cứ nào thể hiện Trần Ngọc Bích đồng thuận với việc chuyển tiền. Hoàng Đình Quyết khai việc chuyển 5.190 tỷ đồng ra khỏi tài khoản của Bích theo yêu cầu qua điện thoại của Vũ Anh Tuấn. Đây là lời khai vô lý, vì VNCB không thể thực hiện giao dịch dựa trên “lệnh chi điện thoại” của người không phải chủ tài khoản.
Tại phiên tòa, đại diện VNCB xác nhận lệnh chi, ủy quyền giao dịch tài khoản phải bằng văn bản có chữ ký của chủ tài khoản. Cũng tại phiên tòa, Vũ Anh Tuấn đã khẳng định không có quyền với tài khoản của Trần Ngọc Bích và không ra “lệnh chi điện thoại” cho VNCB.
Để chứng minh Trần Ngọc Bích biết và đồng thuận với việc chuyển tiền, Hoàng Đình Quyết khẳng định Bích có sử dụng dịch vụ SMS banking, nhận tin báo giao dịch qua điện thoại. Phần thẩm vấn tại tòa thể hiện Trần Ngọc Bích không không sử dụng SMS banking. Điều này thể hiện rõ ràng tại Vi bằng được lập ngày 25/8/2014 giữa VNCB, Trần Ngọc Bích.
Hoàng Đình Quyết cho rằng Bích cho Danh vay số tiền 5.190 tỷ đồng, nên các bị cáo tự ý chuyển tiền và cho Bích nợ chữ ký. Nhưng chính Phạm Công Danh lại khai tại Tòa là Danh không hề biết việc các bị cáo khác tự ý chuyển tiền. Phan Thành Mai cũng khai tại phiên tòa là không liên quan đến việc chuyển tiền cho nợ chữ ký.
Như vậy, nếu Danh vay Bích, Danh không chỉ đạo thì tại sao những người khác tự ý chuyển tiền? Danh, Mai cũng không biết gì về chuyện này. Tổ giám sát ngồi tại VNCB cũng không biết. Phạm Công Danh không biết, không nhận trách nhiệm về việc chuyển tiền không có chữ ký của cấp dưới, nhưng lại sẵn sàng nhận trách nhiệm trả nợ số tiền này cho Trần Ngọc Bích. Cùng với các tình tiết mâu thuẫn khác, đây có phải là sự tính toán của Phạm Công Danh?
Sau khi khoản tiền 5.190 tỷ đồng trên tài khoản thanh toán đến hạn, ngày 21/4/2014, Trần Ngọc Bích đến VNCB để lập các lệnh chi chuyển số tiên này thanh lý các khoản vay, VNCB không thực hiện các lệnh chi hợp pháp của Trần Ngọc Bích.
Ngày 22/4/2014, VNCB lập biên bản với nội dung: Toàn bộ các hợp đồng vay sẽ không tiếp tục tính lãi; toàn bộ các sổ tiết kiệm sẽ tiếp tục tính lãi; VNCB không đơn phương dùng các STK để thu nợ. Biên bản này không hề giải thích tại sao VNCB không thực hiện lệnh chi của Bích, không hề thông báo tài khoản của Bích không có tiền.
Biên bản được Mai Hữu Khương ký, lập trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng Quản trị VNCB do Danh ký. HĐQT VNCB có Danh, Mai, Khương và những người khác. Trong khi đó, Hoàng Đình Quyết khai tại phiên tòa rằng VNCB cho Bích nợ chứng từ và đã rất nhiều lần đòi nhưng không được, các bộ phận trong ngân hàng đều biết, Quyết đã báo cáo Ban TGĐ. Phạm Công Danh khai rằng số tiền 5.190 tỷ đồng này là Danh vay của Bích. Tình tiết này thể hiện Trần Ngọc Bích không hề biết, đồng thuận với việc chuyển tiền đi khỏi tài khoản.
Nếu VNCB cho Bích nợ chứng từ, nếu Danh đã có thỏa thuận vay tiền của Bích, nếu Bích biết tài khoản không còn tiền, tại sao Bích còn đến VNCB để chuyển tiền, tại sao Phạm Công Danh và các cá nhân phải che dấu thông tin, tại sao VNCB không thu hồi nợ mà còn cam kết ngừng tính lãi và không thu hồi nợ.
Đề nghị điều tra khai báo gian dối
Luật sư bào chữa cho Phạm Công danh có nêu VNCB có cung cấp chứng từ (bản sao y) chứng minh nhóm Trần Ngọc Bích có ký các chứng từ giao dịch liên quan đến 5.190 tỷ đồng và có chứng cứ chứng minh nhóm bà Bích giữ chứng từ giao dịch của ngân hàng.
Luật sư Uyên phản bác “Theo nguyên tắc tất cả các tình tiết của vụ án phải được làm rõ trong phần thẩm vấn, trên cơ sở đó Viện kiểm sát luận tội và các bên tranh luận, các chứng từ được luật sư của Phạm Công Danh nêu không hề được kiểm tra trong phần thẩm vấn. HĐXX, Viện kiểm sát cũng như chính các luật sư của Phạm Công Danh đã không hỏi về các chi tiết này.
Thực tế cho thấy không có bất cứ chứng từ nào, kể cả bản sao y liên quan đến khoản tiền 5.190 tỷ đồng đã bị VNCB hạch toán chi trái pháp luật trên tài khoản của Trần Ngọc Bích. Do tính chất nghiêm trọng của vụ việc, tôi đề nghị HĐXX làm rõ việc khai báo này có đúng không và truy cứu trách nhiệm theo quy định pháp luật nếu có khai báo dan giối”.
Luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên khẳng định Trần Ngọc Bích không cho Phạm Công Danh vay tiền. Đây là sự thật hiển nhiên và Trần Ngọc Bích không có nghĩa vụ phải chứng minh mình không cho Phạm Công Danh vay tiền khi VNCB tự ý ghi có tiền trên tài khoản của Phạm Công Danh, ghi chi tiền trên tài khoản của Trần Ngọc Bích. Không có chuyện Trần Ngọc Bích biết về việc chuyển tiền, nợ chứng từ và đồng thuận.
Huy Quag
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Nóng cùng chuyên mục
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
Đang phổ biến
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy