Thủ tướng Pháp Michel Barnier, người mới được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm vào cuối tháng trước, được cho là sẽ phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên tại Quốc hội Pháp vào tuần tới.
Động thái bất tín nhiệm do phe đối lập cánh tả đưa ra, được ấn định vào ngày 8/10, dự kiến sẽ không nhận được đủ sự ủng hộ để lật đổ chính phủ của ông Barnier, người đến từ Đảng Cộng hòa trung hữu.
Thủ tướng Pháp Michel Barnier. Ảnh: The Guardian
Hôm 4/10, 192 nhà lập pháp từ liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân Mới (NFP) đã khởi xướng động thái bất tín nhiệm này, lập luận rằng thành phần nội các và chính sách của chính phủ không phản ánh kết quả của cuộc tổng tuyển cử gần đây, nơi NFP giành được nhiều phiếu bầu nhất nhưng không đủ số ghế để chiếm đa số tuyệt đối trong Quốc hội Pháp khóa mới.
Các nhà lập pháp cánh tả cho biết, đáng lẽ ra ông Macron nên bổ nhiệm một Thủ tướng từ hàng ngũ của họ, đồng thời cho biết kế hoạch ngân sách cho năm tài chính tiếp theo mà chính phủ của ông Barnier sắp công bố sẽ là "thắt lưng buộc bụng nhất trong 25 năm qua".
Theo hãng tin AFP (Pháp), đảng đối lập Tập hợp Quốc gia (NR) của chính trị gia cực hữu Marine Le Pen đã tuyên bố sẽ không ủng hộ động thái bất tín nhiệm này. Các nhà lập pháp của NR cho biết họ không muốn bị coi là đang đẩy nước Pháp vào tình trạng hỗn loạn sâu sắc hơn vì lợi ích chính trị.
"Tình hình đã đủ nghiêm trọng rồi, không nên chỉ trích chính phủ", nhà lập pháp của NR Laure Lavalette cho biết hôm 3/10 trên kênh truyền hình France 2, phản ứng với các phát biểu từ các thành viên của liên minh thiên tả trên cùng một chương trình. "Chúng tôi không muốn gây thêm hỗn loạn, như các vị đang làm".
Sau khi ông Barnier trình bày kế hoạch chính sách của chính phủ vào đầu tuần này, bà Le Pen cho biết bà muốn "trao cơ hội" cho Thủ tướng. Nhưng bà cũng đặt ra những "lằn ranh đỏ", bao gồm cả việc bất kỳ khoản tăng thuế nào cũng phải được bù đắp bằng việc tăng sức mua cho tầng lớp trung lưu và những người có điều kiện kinh tế kém hơn. Bà Le Pen còn cho biết bà muốn thấy luật thắt chặt kiểm soát nhập cư vào đầu năm sau.
Chức Thủ tướng của ông Barnier rất mong manh vì liên minh trung dung của ông không có đủ ghế trong Quốc hội Pháp để ngăn chặn nỗ lực của phe đối lập nhằm lật đổ chính phủ của ông. Ông đang chuẩn bị công bố ngân sách năm 2025 trước nội các và quốc hội vào ngày 10/10 để tranh luận. Đề xuất này sẽ bao gồm việc cắt giảm chi tiêu và tăng thuế trị giá khoảng 60 tỷ Euro (65,8 tỷ USD) để thu hẹp thâm hụt đang gia tăng và cố gắng củng cố niềm tin của các nhà đầu tư vào đất nước.
Tác giả: Minh Đức
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy