Dấu hiệu này cho thấy nhu cầu tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đang nguội lạnh.
Tình trạng chậm lại là phù hợp với những dữ liệu từ tuần trước cho thấy sản lượng các công ty trong tháng 9 năm 2018 tăng trưởng với tốc độ yếu nhất kể từ tháng 2 năm 2016.
Lợi nhuận trong các công ty công nghiệp bị chậm lại sẽ gây áp lực lên việc làm, kìm hãm mức tiêu thụ trong hộ gia đình và làm tổn thương tăng trưởng kinh tế chung của Trung Quốc.
Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia (NBS) công bố ngày 27/10, lợi nhuận công nghiệp trong tháng 9/2018 tăng 4,1% so với năm trước lên 545,5 tỷ nhân dân tệ (78,57 tỷ đô la). Tốc độ tăng trưởng ít hơn hơn một nửa so với tháng 8, và là tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ tháng 3/2018.
Nguồn thu trong tháng 9 bị áp lực chủ yếu bởi sự suy giảm lớn hơn trong hoạt động sản xuất và bán hàng, sụt giảm giá tăng trưởng, cũng như do cơ sở thống kê cao một năm trước, ông Ping, một quan chức của Cục thống kê nhận định trong một thông báo kèm dữ liệu. Cùng với đó, cuộc chiến tranh thương mại leo thang với Hoa Kỳ cũng làm tăng áp lực về sản lượng chung, và đe dọa đến các hoạt động đầu tư kinh doanh và tăng trưởng thu nhập trong những tháng tiếp theo.
Dữ liệu tuần trước cho thấy nền kinh tế Trung Quốc trong quý III tăng trưởng với tốc độ yếu nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi sản lượng sản xuất chậm lại. Ngành sản xuất cũng lâm vào tình trạng vỡ nợ nguồn tín dụng trong bối cảnh khủng hoảng nợ nhiều năm của Bắc Kinh với nợ công ty và các hoạt động cho vay rủi ro.
Trong khi các nhà chức trách đang thực hiện các biện pháp để giảm áp lực lên các doanh nghiệp có vấn đề về thanh khoản, nhiều công ty vẫn gặp khó khăn trong việc có được nguồn vốn. Lãi suất cho vay cũng tăng do nguồn cung tín dụng giảm.
Một thị trường bất động sản vốn là một động cơ tăng trưởng kinh tế, ngày càng trở nên ảm đạm cũng đã phá vỡ nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xây dựng, góp phần làm hạn chế lợi nhuận công nghiệp.
Vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng cũng không mấy khởi sắc mặc dù Bắc Kinh đã phê duyệt nhiều dự án từ nửa cuối năm nay, cũng đã gia tăng áp lực đối với các doanh nghiệp công nghiệp.
Trong chín tháng đầu năm, lợi nhuận công nghiệp tăng 14,7%, nhờ nguồn thu của các công ty sản xuất thép, vật liệu xây dựng, dầu và hóa dầu. Nhưng tốc độ tăng trưởng chậm lại so với mức 16,2% trong tháng 1- 8/2018.
Đầu tháng này, Jiangsu Shagang, nhà sản xuất thép tư nhân lớn nhất Trung Quốc, đã báo cáo tăng 91,5% lợi nhuận ròng trong quý thứ ba. Tỷ suất lợi nhuận trung bình đối với thép vẫn còn rất cao, theo nhà phân tích tại Argonaut Securities ở Hong Kong.
Nợ phải trả của các hãng công nghiệp tăng 6,1% so với một năm trước đó tính từ cuối tháng 9 lên 63,1 nghìn tỷ nhân dân tệ, so với mức tăng 6,6% vào cuối tháng Tám.
Hải Yến (Theo Reuters)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy