Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến cuối ngày 27/10, tín dụng toàn ngành đối với nền kinh tế tăng 7,1% so với cuối năm ngoái. Như vậy, so với mức kế hoạch đặt ra vào đầu năm là 14%, thì tới thời điểm hiện tại, khi hơn 2/3 chặng đường đã qua, mức thực hiện chỉ đạt một nửa.
Tăng trưởng tín dụng có đạt mục tiêu 14% trong năm 2023?
Nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh như Ngân hàng Vietcombank, đến cuối quý III/2023 tăng trưởng tín dụng đạt 3,9%.
Còn tính đến 30/9, cho vay khách hàng của VietinBank tăng 8,7% đạt hơn 1,38 triệu tỷ đồng.
Ở khối ngân hàng thương mại tư nhân, tín dụng đến cuối tháng 9/2023 của ABBank tăng 4%; VietABank tăng 7%; BVBank, Saigonbank tăng 4,3%...
Nhóm tăng trưởng tín dụng cao như ngân hàng ACB, Sacombank đến cuối quý III tăng lần lượt 8,2% và 7,6%... so với đầu năm nay. Đặc biệt, cho vay khách hàng của MB tăng tới 16,4%…
Trong bối cảnh tín dụng tăng chậm, ngành ngân hàng liên tục có các chính sách hỗ trợ “khơi thông” nguồn vốn như: ngay từ giữa năm đã phân bổ và thông báo cho tất cả các tổ chức tín dụng trong toàn hệ thống với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 14%; ban hành Thông tư về cơ cấu lại thời hạn trả nợ; 4 lần giảm lãi suất điều hành…
Về phía các ngân hàng thương mại chưa khi nào số lượng gói tín dụng ưu đãi được quảng bá, giới thiệu nhiều như hiện tại. Điển hình, Sacombank cho biết vừa bổ sung gói tín dụng ưu đãi 12.000 tỷ đồng với lãi suất từ 5%/năm hỗ trợ sản xuất - kinh doanh cuối năm; HDBank triển khai gói tín dụng 5.000 tỷ đồng dành riêng cho doanh nghiệp mới vay, lãi suất từ 6,4%/năm; Vietbank đang triển khai nhiều combo sản phẩm dịch vụ với lãi suất ưu đãi từ 5,8%/năm.
Các ngân hàng khác cũng không đứng ngoài cuộc khi tung ra nhiều gói lãi suất lãi suất hấp dẫn như: Nam A Bank, BVBank… với lãi suất chỉ từ 5%.
Theo nhận định của các chuyên gia, tăng trưởng tín dụng thời gian qua chưa cao không phải từ phía cung tín dụng của ngành ngân hàng, mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ phía cầu và khả năng hấp thụ tín dụng của nền kinh tế cũng như các yếu tố khách quan khác.
Giới phân tích cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm là 14%, tín dụng sẽ phải tăng thêm 7% trong hai tháng cuối năm, điều này rất khó khả thi. Bởi theo dự báo, tình hình kinh tế thế giới trong những tháng tới vẫn còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đã có dấu hiệu phục hồi nhẹ song vẫn ở mức thấp và khó khăn vẫn còn "đeo bám" doanh nghiệp ở một số lĩnh vực. Điển hình như ngành dệt may, thời điểm này, nhiều doanh nghiệp vẫn đang trong tình trạng sụt giảm đơn hàng, công nhân phải giảm giờ làm, nhà máy giảm công suất, thậm chí đóng cửa.
Trao đổi với PV Tiền Phong, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng hiện lượng tiền gửi của người dân vào ngân hàng tăng mạnh bất chấp lãi suất tiết kiệm "chạm đáy" nhưng tăng trưởng tín dụng ngân hàng lại thấp. Điều này làm các ngân hàng “đau đầu” giải bài toán đọng vốn.
“Hiện, nhu cầu vay hiện tại xuống thấp do nền kinh tế tăng trưởng thấp. Đây là bài toán tổng thể của nền kinh tế không chỉ riêng ngân hàng trong bối cảnh hiện nay”, ông Hiếu nói và cho biết bản thân các ngân hàng phải tiếp tục hạ lãi suất cho vay, ngồi lại làm việc với các doanh nghiệp, người dân có nhu cầu vay vốn để có tiếng nói chung.
Tác giả: Ngọc Mai
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy