Tính đến thời điểm 27/9/2024, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,10% so với cuối năm 2023 (cùng thời điểm năm trước tăng 5,40%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 4,79% (cùng thời điểm năm trước tăng 6,63%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 8,53% (cùng thời điểm năm trước tăng 6,24%).
Trước đó, theo số liệu Ngân hàng Nhà nước đưa ra, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đến giữa tháng 9/2024 đạt 7,38% so với cuối năm 2023 (so với cùng kỳ đạt 5,73%). Trong đó, khối ngân hàng thương mại tư nhân tăng 8,6%, chiếm 45% thị phần, tăng cao nhất toàn hệ thống. Các con số này cho thấy tín dụng đang vào đà tăng tốc, khi trước đó số liệu đến cuối tháng 8/2024, tăng trưởng tín dụng mới đạt 6,63%.
Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đến giữa tháng 9/2024 đạt 7,38% so với cuối năm 2023.
Từ cuối quý II/2024, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn. Tính đến tháng 8/2024, lãi suất cho vay đã giảm hơn 1,0% so với cuối năm 2023. Lãi suất cho vay bình quân bằng đồng Việt Nam của ngân hàng thương mại trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 6,8% - 9,2%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng đồng Việt Nam đối với lĩnh vực ưu tiên khoảng 3,7%/năm, thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là 4,0%/năm.
Trước đó, kể từ ngày 28/8/2024, tổ chức tín dụng có tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt từ 80% chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước đã thông báo đầu năm 2024 sẽ được chủ động điều chỉnh tăng thêm dư nợ tín dụng dựa trên cơ sở điểm xếp hạng của tổ chức tín dụng. Theo Ngân hàng Nhà nước, việc bổ sung hạn mức này là sự chủ động của Ngân hàng Nhà nước mà các tổ chức tín dụng không cần phải đề nghị.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo về hoạt động tiền tệ, tín dụng và các quy định về cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo đảm an toàn hệ thống và ổn định thị trường tiền tệ. Tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, lành mạnh, hạn chế nợ xấu gia tăng và phát sinh, đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực là động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Tín dụng cơ bản tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát rủi ro để đảm bảo an toàn hệ thống. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đã có 32/40 ngân hàng đăng ký các gói tín dụng mới với tổng số tiền lên tới 405.000 tỷ đồng, lãi suất giảm từ 0,5% - 2,0%/năm để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Về tín dụng chính sách xã hội, tính đến ngày 30/9/2024, tổng vốn giải ngân các chương trình tín dụng chính sách xã hội đạt 90.233 tỷ đồng, với hơn 1,8 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn trong năm. Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 357.300 tỷ đồng, tăng 25.300 tỷ đồng (tương ứng tăng 7,6%) so với cùng kỳ năm 2023.
Tín dụng dần cải thiện, song tăng trưởng huy động vốn luôn thấp hơn tín dụng. Cụ thể, theo số liệu vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố, đến cuối tháng 7/2024, tiền gửi cả khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế tại các tổ chức tín dụng đạt 13,52 triệu tỷ đồng, tăng 1,1%, khoảng 150.000 tỷ đồng nếu so với cuối năm 2023. Tuy nhiên, vào tháng trước, tổng tiền gửi khách hàng đã lên mức 13,72 triệu tỷ đồng, tăng 2,6% so với đầu năm.
Tính đến cuối tháng 7/2024, tiền gửi dân cư đã tăng lên 6,84 triệu tỷ đồng, tăng 4,68% so với đầu năm và lập ra kỷ lục mới. Riêng trong tháng 7, tiền gửi dân cư đã tăng khoảng 21.000 tỷ đồng. Tiền gửi của tổ chức kinh tế đạt 6,77 triệu tỷ đồng, giảm 1,07% so với đầu năm. Trước đó vào cuối tháng 6, tiền gửi của nhóm này đã lên kỷ lục 6,91 triệu tỷ đồng.
Ngoài ra, dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tổng phương tiện thanh toán tính đến cuối tháng 7/2024 đạt hơn 16,4 triệu tỷ đồng, tăng 2,52% so với đầu năm.
Tác giả: T.V
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy