Toạ đàm: “Dẫn mạch phục hồi tăng trưởng kinh tế” tổ chức ngày 30/11/2021 - Ánh: Chí Cường
Tín dụng tăng mạnh trong tháng 11
Cập nhật thông tin mới nhất tại Toạ đàm: “Dẫn mạch phục hồi tăng trưởng kinh tế”, do Báo Đầu tư tổ chức, bà Bùi Thuý Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết tính đến ngày 25/11/2021, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 10,1% so với cuối năm 2020. Con số này tại thời điểm chưa đầy một tháng trước (29/10) mới chỉ đạt 8,72%. Hay tại khoảng thời gian nền kinh tế ngưng trệ vì đại dịch hồi giữa năm, tăng trưởng tín dụng mới chỉ loanh quanh 7%.
Tăng trưởng tín dụng đến ngày 25/11/2021 đạt 10.1% - Nguồn: NHNN
Ngay tuần trước, Ngân hàng Nhà nước đã cho biết về kế hoạch cân nhắc lùi lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn như đã đề cập trong Thông tư 08/2020-NHNN. Dù tỷ lệ này hiện tại không còn đáng lo ngại khi hầu hết ngân hàng thương mại đều đáp ứng mức yêu cầu của NHNN, việc lùi thời điểm áp dụng thông tư sẽ phần nào giúp các tổ chức tín dụng có thêm nguồn lực hỗ trợ khách hàng, đặc biệt các dự án vay vốn trung-dài hạn xây dựng cơ sở hạ tầng như dự án cao tốc Bắc - Nam.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã chấp thuận tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2021 cho một số ngân hàng, với việc nới thêm từ 1 - 6% tùy vào chất lượng tín dụng cũng như các chỉ số an toàn vốn của từng ngân hàng. Theo đánh giá của bộ phận phân tích Chứng khoán SSI, điều này sẽ giúp các ngân hàng có thêm dư địa tăng trưởng trong thời gian tới nhằm hỗ trợ cho việc mở cửa trở lại nền kinh tế, trong điều kiện một số ngân hàng thương mại đã chạm trần tín dụng trong 9 tháng đầu năm. SSI Research cho rằng tăng trưởng tín dụng trên toàn hệ thống năm 2021 theo hạn mức mới dự kiến vào khoảng 13%.
7 giải pháp trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
Bà Bùi Thuý Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước cho biết về 7 giải pháp trong chính sách tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế. (Ảnh: Chí Cường)
Cụ thể, theo bà Bùi Thuý Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chủ động linh hoạt các chính sách tiền tệ đảm bảo thanh khoản của thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát. Thanh khoản thị trường tiền tệ dồi dào đã tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng giảm lãi suất, đáp ứng nhu cầu vay của nền kinh tế.
Giải pháp thứ hai là hỗ trợ giảm lãi suất cho vay. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục giảm so với năm 2020. Lãi suất cho vay đã giảm 1% trong năm 2020 và xu hướng giảm lãi suất này vẫn tiếp tục trong hơn nửa năm 2021 với mức giảm khoảng 0,66%/năm. Các tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,9 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ gần 3,79 triệu tỷ đồng. Lũy kế từ 23/01/2020 đến cuối tháng 10/2021, tổng số tiền lãi đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 31.400 tỷ đồng.
Thứ ba, giải pháp về điều hành tín dụng. Dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 10,1% so với cuối năm 2020 theo số liệu cập nhật ngày 25/11. Tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, cung ứng vốn đầy đủ kịp thời cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng
Thứ tư, NHNN đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 03 và Thông tư 14 với phạm vi hỗ trợ được mở rộng hơn, thời gian hỗ trợ kéo dài dến tháng 6/2022. Các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại nợ 330.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ 250.000 tỷ đồng; miễn giảm lãi suất cho 1,8 triệu khách hàng với dư nợ 3,5 triệu tỷ đồng. Dư nợ cho vay mới lãi suất thấp đạt 7 triệu tỷ đồng cho hơn một triệu khách hàng.
Giải pháp thứ năm là triển khai các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chịu ảnh hưởng nhất bao gồm chương trình trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ (quy mô 7.500 tỷ đồng). NHNN cũng ban hành Thông tư quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Vietnam Airlines với hạn mức tối đa 4.000 tỷ đồng mỗi tổ chức.
Thứ sáu, tỷ giá được điều hành linh hoạt, phù hợp diễn biến thị trường. Thị trường ngoại tệ diễn biến tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại quốc tế, tạo sự ổn định về tâm lý của nhà đầu tư nước ngoài.
Cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước đã miễn giảm phí dịch vụ thanh toán, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.
Tác giả: Thanh Thủy
- Ngân hàng hết cửa lách room tín dụng nhờ 'lướt' trái phiếu doanh nghiệp
- Thông tư 16 ước tính sẽ có ảnh hưởng tới khoảng 20% lượng trái phiếu phát hành mới
- Lợi nhuận ngân hàng quý IV/2021 dự báo khả quan, cảnh báo nợ xấu
- Giảm 10% lãi suất cho vay các chương trình tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội
- 1. Thái Nguyên điều chỉnh kế hoạch nhà ở 2022, tăng hàng chục ha đất NƠXH và tái định cư
- 2. Bài toán hậu mãi chung cư có thời hạn: Các nước hiện quy định niên hạn ra sao?
- 3. Bài toán hậu mãi chung cư có thời hạn: Giá nhà sẽ điều chỉnh theo thị trường
- 4. Đại gia chăn nuôi bị thu hồi hơn 1.400m2 đất ở Thuận Thành
- 5. Tranh chấp kéo dài, gần 200ha đất dự án bỏ hoang giữa thủ đô
- Nhiều người lao động phải 'cắm' sổ BHXH vay 500.000 đến 1 triệu đồng mua gạo
- Phục hồi điều tra vụ án liên quan việc con dâu khai tử bố mẹ chồng
- Giẫm đạp ở khu vực biên giới Maroc khiến 18 người di cư thiệt mạng
- Đề xuất giảm mức thu phí hạ tầng cảng biển
- Tuyển dụng công chức, viên chức ở Quảng Trị: 87 trường hợp có sai phạm