Kế hoạch xin thoái vốn khu công nghiệp Nam Tân Uyên nhằm góp phần giúp Tập đoàn cân đối các nguồn thu trong năm.
Cơ cấu cổ đông lớn của khu công nghiệp Nam Tân Uyên. Trong đó, Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG và Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa là thành viên, công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Theo đó, hoạt động khai thác mủ cao su, lĩnh vực kinh doanh chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất của Tập đoàn được dự đoán sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong năm nay.
Ban lãnh đạo VRG cho rằng, giá bán cao su đã có tín hiệu khởi sắc nhưng vẫn ở mức chưa được như kỳ vọng.
Cùng với đó, khối sản phẩm gỗ và công nghiệp cao su tiếp tục chịu áp lực cạnh tranh gay gắt; khối khu công nghiệp còn vướng cho kỳ vọng phát triển bởi cơ chế thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất được cho là chưa có tín hiệu rõ ràng.
Vì vậy, doanh thu và lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VRG năm nay dự kiến ở mức xấp xỉ 27.000 tỷ đồng và hơn 5.700 tỷ đồng.
Năm nay, ban lãnh đạo Tập đoàn này đề ra một số công việc phải tập trung.
Thứ nhất là bám sát kế hoạch thực hiện của các đơn vị thành viên, cụ thể trong 5 lĩnh vực lớn gồm nông nghiệp, khu công nghiệp, công nghiệp cao su, chế biến gỗ và thủy điện.
Đặc biệt, VRG sẽ tiếp tục rà soát tính toán và cân đối các nguồn thu khác như xin thoái vốn tại Công ty cổ phần khu công nghiệp Nam Tân Uyên (mã: NTC), tiếp tục thoái vốn Công ty cổ phần phát triển đô thị và khu công nghiệp cao su Việt Nam (mã: VRG), bán cổ phiếu thưởng của Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (mã: SIP),…tăng cường nguồn thu từ trả đất về địa phương, từ lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hợp tác kinh doanh.
Kết quả kinh doanh năm 2019 và 2020 của Công ty cổ phần khu công nghiệp Nam Tân Uyên (Đvt: đồng).
Đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp trên đất cao su là một trong 5 ngành nghề chính, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận rất lớn cho VRG.
Năm 2020, lợi nhuận từ khối dịch vụ hạ tầng khu công nghiệp chiếm 17% trên tổng lợi nhuận của Tập đoàn. Con số này được kỳ vọng tăng lên 22.4% vào năm 2025.
Theo Báo cáo thường niên năm 2020, VRG đang đầu tư vào 11 công ty hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp như Nam Tân Uyên, Tân Bình, Long Khánh, Bắc Đồng Phú, Dầu Giây, Rạch Bắp, Thống Nhất, VRG Long Thành, Bình Long, Chí Linh… với tổng diện tích trên 6.000 hecta.
Mảng khu công nghiệp vừa có lợi nhuận cao, tiềm năng và nhiều lợi thế nên ban lãnh đạo Tập đoàn này khẳng định sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư mạnh trong giai đoạn 2021-2025.
Trong năm nay, Tập đoàn này cùng các đơn vị thành viên tập trung hoàn thiện thủ tục đầu tư với cơ quan có thẩm quyền các cấp để triển khai đầu tư các khu công nghiệp mở rộng như Nam Tân Uyên giai đoạn 2, Rạch Bắp.
Giai đoạn 2021 - 2030, VRG kỳ vọng sẽ thành lập mới và mở rộng 48 khu công nghiệp, 28 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 39.100 hecta từ chuyển đổi đất trồng cao su.
Công nhân Công ty cổ phần một thành viên Cao su Tây Ninh thuộc VRG cạo lấy mủ cao su (Ảnh: TTXVN).
Từ năm nay trở đi, các dự án tái canh trồng cao su không được miễn tiền thuê đất nông nghiệp trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản.
Kéo theo đó, số tiền thuê đất phải nộp thay đổi theo từng địa phương, từng khu vực. Hiện Tập đoàn này chưa lượng hóa được hết số tiền phải nộp tuy nhiên theo ước tính sơ bộ, số tiền thuê đất phải nộp tương ứng sẽ là khá lớn.
Vì vậy, Tập đoàn cùng các đơn vị thành viên sẽ phải tính toán cân đối để thực hiện hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Một số nội dung trọng tâm khác của VRG trong năm nay còn là hoàn thành việc quyết toán của phần hóa và bàn giao vốn tài sản từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần; hoàn thành việc bảo vệ đề án tái cơ cấu toàn diện Tập đoàn sau cổ phần hóa và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trong đó, trọng tâm là thoái vốn ngoài doanh nghiệp, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp gắn với việc thoái vốn đầu tư, phát triển các khu công nghiệp trên đất cao su bao gồm các dự án mới và các dự án mở rộng.
Về hình thức đầu tư, có thể Tập đoàn và các đơn vị thành viên là chủ đầu tư trực tiếp trên đất cao su chuyển đổi hoặc tiếp tục thành lập doanh nghiệp để huy động thêm vốn ngoài Tập đoàn.
Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) được thành lập từ năm 1975 và bắt đầu hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần từ năm 2018.
Đây là Tập đoàn kinh tế nông nghiệp có quy mô lớn nhất Việt Nam, với vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng (Nhà nước chiếm 96,77%); đang đầu tư vào 101 công ty con, trên địa bàn 34 tỉnh, thành phố trong nước và 2 nước bạn Lào, Campuchia.
Trong đó, có 65 công ty trồng cao su, 12 công ty chế biến gỗ, 7 công ty khu công nghiệp, 11 công ty công nghiệp và dịch vụ, 12 công ty thuộc ngành khác.
VRG chiếm 30% diện tích và sản lượng cao su cả nước. Tập đoàn này hiện quản lý hơn 402.000 hecta cao su ở trong và ngoài nước.
Trong đó, diện tích cao su trong nước là gần 290.000 hecta, hơn 87.000 hecta tại Campuchia và gần 30.000 hecta tại Lào.
Mỗi năm VRG sản xuất bình quân 320.000 tấn cao su các loại.
Tác giả: Hồng Phúc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy