Tập đoàn Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ lấy đâu tiền cho siêu dự án thép 230.000 tỷ?
29/08/2016 14:52:14
Báo cáo của Tập đoàn Hoa Sen cho biết, trong phân kỳ 1, giai đoạn 1 của tổ hợp dự án cơ cấu nguồn vốn đầu tư chủ yếu là vốn vay trung hạn, chiếm khoảng 80%.

Tin liên quan

Siêu dự án thép 230.000 tỷ đồng tại ven biển Ninh Thuận

UBND tỉnh Ninh Thuận và Bộ Công Thương mới đây đã phê duyệt Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Cà Ná - Ninh Thuận với tổng công suất 16 triệu tấn/năm của CTCP Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG).

Dự kiến dự án sẽ được khởi công vào đầu năm 2017, tại tài liệu Đại hội đồng cổ đông bất thường dự kiến diễn ra ngày 6/9 tới đây, Tập đoàn Hoa Sen đã đưa ra 4 lý do triển khai dự án.

Thứ nhất, việc triển khai Tổ hợp dự án Khu liên hợp cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường thép Việt Nam và khu vực ASEAN.

Hiện tại, năng lực sản xuất và tiêu thụ thép của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp so với thế giới, do đó sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.

Thứ 3, tổ hợp dự án sẽ góp phần khắc phục tình trạng nhập siêu ngành thép tại Việt Nam. Cuối cùng thông qua tổ hợp dự án, Hoa Sen sẽ hoàn thiện quy trình sản xuất khép kín, đa dạng hoá sản phẩm, tăng trưởng nhanh thị phần trong nước và phát triển thị trường xuất khẩu.

Tổ hợp dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận được triển khai trên địa bàn các xã Phước Diêm, xã Cà Ná và 1 phần xã Phước Minh thuộc huyện Thuận Nam (Ninh Thuận)

Theo đánh giá của CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC), việc Khu Liên hợp luyện cán thép Cà Ná được phê duyệt xây dựng về cơ bản sẽ mở ra cơ hội cho những dự án tương tự khác tại Việt Nam và động thái này giúp Hoa Sen xâm nhập thị trường trường thép xây dựng khu vực hiện do các nhà sản xuất Trung Quốc kiểm soát.

Về dự tính xây dựng cảng tổng hợp quốc tế quy mô lớn của Hoa Sen, HSC cho rằng kế hoạch này là tham vọng. Hoa Sen dự tính xây cảng với quy mô 25 bến tàu, lưu lượng vận tải hàng hoá 53 triệu tấn/năm có thể tiếp nhận tàu có tải trọng đến 300.000 DWT trên tổng diện tích 100 ha dùng để làm bến nhập than, xuất thép, vốn đầu tư khoảng 804 triệu USD.

Tuy nhiên, năm 2015, tổng lượng hàng hoá qua các cảng biển của Việt Nam theo thống kê tại báo cáo của HSC chỉ đạt khoảng 58,4 triệu tấn/năm.

“Đến hiện tại các cảng biển của Việt Nam cũng chưa bao giờ tiếp nhận tàu mẹ với trọng tải lên đến 300.000 DWT. Tàu mẹ lớn nhất từng cập cảng Việt Nam chỉ có trọng tải 100.000 DWT vào cảng Cái Mép – Thị Vải”, HSC dẫn chứng.

Hoa Sen lấy tiền ở đâu để đầu tư?

Trước thông tin Tập đoàn Hoa Sen xây dựng nhà máy thép 10 tỷ USD, tập đoàn này cũng từng gây bất ngờ khi trở lại lĩnh vực bất động sản với các dự án tại Bình Định và Yên Bái.

Cụ thể, Hoa Sen sẽ xây dựng toà nhà phức hợp tại Bình Định với vốn đầu tư 250 triệu USD, và thực hiện một dự án du lịch khác tại đây với vốn đầu tư 18,9 triệu USD, Hoa Sen góp 45% vốn trong khi Hoa Sen Tourist và ông Lê Phước Vũ lần lượt đóng góp 45% và 10% vốn còn lại.

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phân kỳ 1, giai đoạn 1 dự án thép Hoa Sen Cà Ná-Ninh Thuận

“Việc công bố đồng thời hàng loạt các kế hoạch theo những hướng kinh doanh khác nhau gần đây với quy mô vốn lớn, có thể nhiều người sẽ tự hỏi liệu Hoa Sen có thực sự có thể thực hiện toàn bộ các kế hoạch đề ra hay không. Với nguồn vốn chính dự kiến là vốn vay, lưu ý rằng tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của công ty là 1,3 lần, công ty không thể tăng vay nợ đáng kể”, báo cáo của HSC phân tích.

HSC cũng cho biết, qua trao đổi với Hoa Sen, tập đoàn cho biết sẽ không phát hành cổ phiếu mới, nguồn vốn tài trợ cho các dự án này sẽ từ phát hành trái phiếu và vay nợ ngân hàng.

Thực tế, trong quá khứ, Hoa Sen đã áp dụng tỷ lệ 70:30 nguồn vốn tự có và vốn vay để đầu tư phát triển các dự án, đối với các siêu dự án yêu cầu lượng vốn vô cùng lớn, Hoa Sen sẽ tăng mạnh vay nợ ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu theo đó tỷ lệ vay nợ của Hoa Sen sẽ tăng lên mức rất cao.

Tại tài liệu mới công bố của Hoa Sen, Tập đoàn này cho biết, trong phân kỳ 1, giai đoạn 1 của dự án, cơ cấu nguồn vốn đầu tư sẽ bao gồm vốn tự có, vốn vay trung hạn và vốn vay ngắn hạn trong đó chủ yếu là vốn vay trung hạn.

Quy mô đầu tư của phân kỳ này sử dụng diện tích đấy 240 ha, công suất thiết kế 1,5 triệu tấn thành phẩm/năm với tổng mức đầu tư 460 triệu USD, tương đương 10.258 tỷ đồng trong đó vốn vay trung hạn lên đến hơn 8.206 tỷ đồng, chiếm 80%.

Theo Bizlive

 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến