Bị khởi kiện vi phạm hợp đồng
Cuối tháng 9/2021, Công ty WHA Utilities and Power Public Company Limited (WHAUP) đã báo cáo Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan (SET) thông tin: Công ty WHAUP (SG) 2DR - một công ty con của WHAUP, đã gửi đơn kiện Aqua One và ông Đỗ Tất Thắng lên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, liên quan đến vi phạm không hoàn thành các nghĩa vụ theo thỏa thuận mua bán cổ phần.
Theo thỏa thuận mua bán cổ phần, WHAUP (SG) 2DR được quyền bán toàn bộ cổ phần của mình trong Công ty Cổ phần Nước mặt Sông Đuống (Công ty Sông Đuống) cho Aqua One với giá mà WHAUP (SG) 2DR đã thanh toán đối với các cổ phần đó, cộng với giá vốn ghi sổ theo quy định trong hợp đồng mua bán cổ phần, nếu Công ty Sông Đuống không chuyển cho WHAUP (SG) 2DR giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sửa đổi trước ngày 25/10/2020, với nội dung nâng công suất dự án khai thác từ 300.000 m3/ngày lên 600.000 m3/ngày.
Dù vậy, Công ty Sông Đuống, Aqua One và ông Đỗ Tất Thắng đã không cung cấp được bản đăng ký sửa đổi cho WHATUP (SG) 2DR theo như thoả thuận trước đó.
Công văn WHAUP (SG) 2DR gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan về vụ việc
Với động thái trên, ngày 23/11/2020, Công ty WHAUP (SG) 2DR đã gửi thông báo cho Aqua One, về việc WHAUP sẽ thực hiện quyền bán lại cổ phần trong Công ty Sông Đuống cho Aqua One.
Sau khi tiếp nhận thông báo, Aqua One có nghĩa vụ mua cổ phần từ WHAUP (SG) 2DR trước ngày 7/6/2021 theo thỏa thuận mua bán cổ phần.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm WHA gửi thông báo cho SET (ngày 30/9/2021), Aqua One vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ nêu trên theo quy định trong thỏa thuận để mua cổ phần từ WHAUP (SG) 2DR.
Do đó, WHAUP đã đệ đơn kiện lên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) vào ngày 30/9/2021 và yêu cầu Aqua One thực hiện nghĩa vụ của mình theo các điều khoản trong hợp đồng mua bán cổ phần.
WHAUP rót vốn gần 2.000 tỷ đồng, mua 34% cổ phần Công ty Sông Đuống.
Trước đó, vào tháng 10/2019, WHAUP đã chi ra khoảng 2.073 tỷ đồng để mua lại hơn 33,98 triệu cổ phần (tương ứng với 34% vốn điều lệ) của Công ty Sông Đuống từ ông Đặng Tất Thắng. Thương vụ được WHAUP thực hiện thông qua công ty con là WHAUP (SG) 2DR Pte. Ltd (WUPSD).
Sau thương vụ trên, WHAUP hiện là cổ đông lớn thứ 2 tại Công ty Sông Đuống, đứng sau Công ty Cổ phần Nước Aqua One do bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (41%).
Còn phía Công ty Sông Đuống cũng thay đổi vị trí Tổng Giám đốc, Shark Liên không còn ngồi ở vị trí này. Người thay bà Liên là ông Tạ Đức Hoàng, tuy nhiên, bà Liên vẫn đang là Chủ tịch HĐQT Công ty Sông Đuống.
Loạt lùm xùm liên quan Nhà máy nước mặt Sông Đuống
Công ty Aqua One của Shark Liên là đơn vị đầu tư của dự án Nhà máy nước mặt Sông Đuống. Nhà máy này khởi công hồi tháng 3/2017, trên diện tích 62ha, thuộc địa bàn hai xã Phù Đổng và Trung Màu, huyện Gia Lâm, theo quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nhà máy có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 5.000 tỷ đồng, trong đó, vốn góp để thực hiện dự án là hơn 999,6 tỷ đồng, chiếm 20% tổng vốn đầu tư. Gần 4.000 tỷ đồng còn lại là vốn vay.
Tháng 9/2019, nhà máy hoàn thành giai đoạn 1 và bắt đầu vận hành, cung cấp khoảng 150.000 m3 nước sạch mỗi ngày đêm cho người dân Hà Nội với mức giá được Hà Nội duyệt là 10.246 đồng/m3.
Mức giá này thời gian đó khiến dư luận “nổi sóng” bởi mức giá này đắt gấp 2 lần so với giá nước thông thường (giá nước sông Đà là khoảng hơn 5.000 đồng/m3).
.
Dự án Nhà máy nước mặt Sông Đuống.
Chưa dừng lại ở đó, nhà máy này còn bị kiểm tra khi chưa đủ nghiệm thu đã đưa vào khai thác sử dụng.
Cụ thể, ngày 5/9/2019, Nhà máy Nước mặt sông Đuống đã chính thức khánh thành giai đoạn 1, đưa vào vận hành từ tháng 10/2019 với công suất 150.000 m3/ngày, bổ sung nguồn cấp nước cho địa bàn 168 xã, phường thuộc 8 quận, huyện ở khu vực phía Đông Bắc và phía Nam của Hà Nội.
Dự án được giới thiệu là sử dụng nguồn nước thô được khai thác từ sông Đuống có chất lượng và lưu lượng bảo đảm cung cấp nước cho sinh hoạt và đáp ứng các giai đoạn phát triển nâng công suất nhà máy nước đến năm 2050. Các quy trình xử lý nước đều được “tự động hoá hoàn toàn”.
Tuy nhiên, đến tháng 10/2019, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (thuộc Bộ Xây dựng) cho biết, qua một số lần kiểm tra, chủ đầu tư chưa cung cấp đầy đủ các số liệu liên quan đến việc đảm bảo an toàn đường ống qua đường, chỉ tiêu cơ lý của đường ống cấp nước, thử áp tuyến ống…
Đến ngày 30/9/2020, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội xác nhận đã nhận được văn bản của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm, Bộ Công an về việc cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến quy hoạch cấp nước quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch cấp nước trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn từ 2013 đến nay. Trong đó có hồ sơ, tài liệu về việc đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy Nước mặt sông Đuống.
Tác giả: Minh Đức - Thu Huyền
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy