Tàu vận tải chở dăm gỗ 'lặc lè' ra biển
18/05/2015 09:31:18
ANTT.VN - Điều dễ nhận thấy tại các địa phương có cảng biển đều xuất hiện tàu chở dăm gỗ vô tư cơi cao trên boong, rất nguy hiểm khi hành trình trên biển...

Tin liên quan

Theo ghi nhận, tình trạng tàu biển cơi nới chở dăm gỗ thời gian qua diễn ra khá "rầm rộ"  ra tại Cảng Cửa Lò (Nghệ An) và Thanh Hóa. Theo người dân tại đây cho biết, tại cảng Cửa Lò, khu vực này có nhiều công ty chế biến gỗ dăm như Công ty LD trồng & sản xuất nguyên liệu giấy Nghệ An. Vào những hôm tàu vào cảng làm hàng, các xe tải chở đầy dăm gỗ chạy rầm rập suốt ngày đêm để kịp đổ hàng xuống tàu, họ thường xuyên bắt gặp cảnh tàu chở đầy dăm gỗ cơi nới cao ì ạch ra khỏi cảng mà không gặp bất cứ trở ngại nào.

Chiếc tầu chở dăm gỗ quá khổ.

Cũng tại cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa) những con tàu được cơi nới chất đầy dăm gỗ cũng xuất hiện tại đây. Điều dễ nhận thấy cứ ở đâu thuận tiện cho việc trồng cây nguyên liệu và chế biến dăm gỗ là ở đó xuất hiện nhiều tàu biển được cơi nới chở gỗ. Được biết hầu hết dăm gỗ được vận chuyển từ khắp các vùng miền của Việt Nam có đích đến là miền nam Trung Quốc.

Để tận dụng trọng tải của tàu đối với một số loại hàng hóa, tàu biển và tàu sông có thể xếp hàng trên boong. Tuy nhiên, việc xếp hàng trên boong tàu biển khác với tàu sông và phải được thực hiện với những nguyên tắc an toàn cực kỳ chặt chẽ.Tại nghị định 21/2012/NĐ-CP( điều 59 khoản 2 điểm c) quy định Cảng vụ không được cấp phép cho tàu biển rời cảng khi tàu chở hàng rời, hàng xếp trên boong mà không có đủ biện pháp phòng hộ cần thiết, phù hợp với những nguyên tắc vận chuyển những loại hàng đó. Riêng với hàng rời, tàu chạy trên biển không được phép xếp trên boong bởi sự nguy hiểm dưới tác động của sóng, gió.Tất cả tàu biển cơi nới cao để chở hàng dăm gỗ trên boong đều không đóng nắp hầm hàng do liên quan đến việc bốc xếp tại cảng vì vậy vi phạm nguyên tắc đảm bảo tính kín nước nắp hầm hàng.Việc cơi cao xếp dăm gỗ trên boong còn nguy hiểm do vi phạm tính ổn định tàu trên biển khi gặp sóng gió.Mặt khác, dăm gỗ được coi là hàng rời, nên khi cơi cao xếp trên boong không thể áp dụng biện pháp để đảm bảo hàng hóa tạo thành khối đặc vững chắc liên kết chặt chẽ với tàu, nên rất hay bị xô, lệch mất cân bằng tàu, vì vậy có thể nói, dăm gỗ không thể là hàng được phép xếp trên boong với tàu biển.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Nếu như trên đường bộ, việc siết chặt tải trọng xe trên các tuyến Quốc lộ được làm khá tốt, nhưng tại các cảng biển để đi quốc tế, tình trạng tàu chở dăm gỗ cơi nới cao mất an toàn hàng hải dường như không có lực lượng chức năng nào kiểm tra. Mặc dù trọng tải mỗi con tàu là khá lớn, khoảng từ 1000 – 3000 tấn, dư luận đặt ra câu hỏi phải chăng những còn tàu vi phạm an toàn hàng hải này là những con voi đã chui lọt lỗ kim? Cơ quan nào cấp phép để những con tàu chở dăm gỗ cơi nới cao trên boong tàu rời cảng? Cục Hàng Hải Việt Nam có biết tình trạng này?

Theo quy định của Nghị định số 21/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải thì tàu thuyền làm thủ tục xuất cảnh trách nhiệm thuộc về Cảng vụ Hàng Hải . Vậy do đâu mà các tàu cố tình gia cố, chất cao dăm gỗ lên tàu mà Cảng vụ các địa phương không hề hay biết , điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông hàng hải, nhất là tại vùng biển quốc tế.. Được biết vào tháng 11 năm 2013 một tàu chở 870 tấn dăm gỗ xuất khẩu đi Trung Quốc bị chìm tại khu vực biển Cửa Việt (Quảng Trị), hậu quả 870 tấn dăm gỗ chìm dưới biển và mất tích một thuyền viên, đầu năm 2014 một tàu chở dăm gỗ khác bị chìm tại bờ biển đảo Hải Nam Trung Quốc nhưng may mắn không có thiệt hại về người.

Hành trình của những con tàu sau khi rời cảng sẽ đi đâu, ANTT.VN tiếp tục cập nhật...

Quốc Kiên

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến