Tàu vỏ thép cho ngư dân bộc lộ thiếu sót
12/11/2014 17:04:20
ANTT.VN - Theo phản ánh của người dân, những mẫu tàu vỏ thép có nhiều điểm cần khắc phục như thiết kế cabin quá cao gây cản gió, tạo độ lắc rung lớn, bố trí nắp khoang không phù hợp với việc vận chuyển ra vào…

đóng-tàu-công-suất-lớn

Đóng tàu công suất lớn (Nguồn: Internet)

Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách tín dụng cho đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu khai thác, dịch vụ hải sản xa bờ đã có hiệu lực thi hành hơn 2 tháng song cho đến thời điểm này vốn vẫn chưa đến tay người dân.

Nghị định 67/2014/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào 7/7/2014 và có hiệu lực từ ngày 25/8/2014 với nhiều chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện để phát triển thủy sản. Nghị định quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm, chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản.

Ngư dân sẽ được vay tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu cá với thời hạn vay kéo dài 11 năm và chỉ phải trả lãi suất vốn vay từ 1 - 3%/năm. Ngoài ra, ngư dân sẽ được Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên, 70% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu có công suất 90 - 400CV, 90% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu có công suất từ 400CV trở lên...

Với có nhiều chính sách tốt, đáp  ứng được mức độ mong mỏi, hưởng ứng của bà con ngư dân. Nhưng do giới hạn về khả năng khai thác của nguồn lợi nên số lượng tàu được phép đóng mới, nâng cấp cải hoán sẽ thấp hơn nhiều lần so với nhu cầu thực tiễn, việc lựa chọn những ngư dân nào được phép tham gia chương trình lại là công việc rất khó tại địa phương.

Mặc dù vậy, đến nay người dân vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn do thiếu hướng dẫn trong thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước quy định. Người có nhu cầu vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu trong danh sách được ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt thì mới liên hệ với ngân hàng thương mại để làm hồ sơ vay vốn.

Trả lời phóng viên ANTT.VN, ông Phạm Ngọc Tuấn – Phó cục trưởng Cục bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết,, việc đăng kí và xét duyệt đối tượng đủ điều kiện đăng kí vay vốn được đưa lên từ cấp xã, sau đó mới đưa lên huyện thẩm định và UBND tỉnh, thành phố thẩm định quyết định danh sách đối tượng cuối cùng. Như vậy, khâu vướng mắc ở đây chính là tại các địa phương cơ sở, do đến thời điểm hiện nay, chưa có tỉnh nào phê duyệt danh sách này.

Theo phản ánh của người dân, những mẫu tàu vỏ thép có nhiều điểm cần khắc phục như thiết kế cabin quá cao gây cản gió, tạo độ lắc rung lớn, bố trí nắp khoang không phù hợp với việc vận chuyển ra vào…

“Phải thừa nhận một thực tế là, những con tàu Hải Âu 01, Hoàng Anh 01, Sang Fish 01 đều là những con tàu vỏ thép đầu tiên trong cả nước do Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam thiết kế, đóng mới. Về mặt quy phạm các thiết kế của Tổng công ty là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động đã bộc lộ một số thiếu sót", ông Tuấn nói.

Đây là những bài học kinh nghiệm rất quý báu để bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rút kinh nghiệm ngay từ cách triển khai thực hiện, đến công tác đăng kiểm, công tác thẩm định lấy ý kiến ngư dân, tham khảo các mẫu tàu cá hiện đại. Chúng tôi cũng khẳng định rằng 21 mẫu thiết kế lần này đã khắc phục được tất cả những nhược điểm mà các con tàu đầu tiên mắc phải”.

Hoàng Hà
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến