Dòng sự kiện:
Thảm họa súng khổng lồ của Hitler
17/04/2015 07:13:14
Sốt sắng đem quân xâm lược Pháp, trùm phát xít Đức Adolf Hitler đã ra yêu cầu đội ngũ kỹ thuật sản xuất loại siêu súng khổng lồ có trọng lượng hàng nghìn tấn, tuy nhiên kích thước lớn không hẳn đã đồng hành với thành công.
Tham vọng của Hitler là loại siêu súng này có thể giúp đội quân của hắn dễ dàng xuyên thủng phòng tuyến Maginot của Pháp mà hắn coi là rào cản cho con đường tiến tới Tây Âu của phát xít Đức.

hitler-va-cac-tuong-linh-theo-doi-khau-sung-khong-lo-nam-1941

Hitler và các tướng lĩnh theo dõi khẩu súng khổng lồ trong năm 1941.

Theo tiết lộ của bộ phim tài liệu “Những vũ khí bí mật hàng đầu” trình chiếu trên kênh truyền hình Discovery, năm 1941, nhà sản xuất vũ khí của Đức Krupp A.G. đã chế tạo ra súng Gustav, được coi là loại súng máy lớn nhất từng được sử dụng trên chiến trường từ trước tới nay. 

Theo nhà sử học C. Peter Chen, khẩu súng máy khổng lồ Gustav được công ty Krupp tặng cho quân đội phát xít như một sự ủng hộ.

Gustav-co-kich-thuoc-khong-lo

Gustav có kích thước đồ sộ.

Khẩu súng máy Gustav dài 47 m, rộng 6m, có trọng lượng 1.350 tấn và chiều cao bằng tòa nhà 4 tầng (12m). Để di chuyển, nạp đạn và bảo dưỡng “quái vật sắt” khổng lồ này cần đến một đội ngũ gồm 500 người. Súng Gustav có khả năng tấn công mục tiêu ở vị trí cách 46,5 km.

Mùa xuân năm 1942, trong chiến dịch Sevastopol, 300 quả đạn pháo đã được bắn ra từ khẩu súng cỡ nòng 79 cm này. Tiếp đó 30 quả đạn pháo khác được bắn trong cuộc khởi nghĩa Warsaw năm 1944. 

hang-chuc-binh-si-thoai-mai-dung-tren-nong-sung

Hàng chục binh sĩ thoải mái đứng trên nòng súng.

Tuy nhiên khẩu súng khổng lồ bắt đầu ngừng hoạt động và nguyên nhân dẫn đến việc nó bị cho vào quên lãng của bắt nguồn từ những bất lợi sau: Chính vì kích thước khổng lồ, súng Gustav dễ dàng bị phát hiện và trở thành mục tiêu ném bom của quân Đồng minh; Trọng lượng lớn bắt buộc khẩu súng này phải được vận chuyển qua đường ray được xây dựng rất tốn kém; Phải mất gần 3 ngày (chính xác là 54 giờ) để dựng và chuẩn bị khai hỏa cho khẩu súng đồ sộ; Mỗi lần nổ súng của Gustav phải cách nhau từ 30-45 phút.

Theo nhà sử học Chen, súng máy khổng lồ Gustav cuối cùng bị phá hủy bởi lực lượng quân Đồng minh.

Theo Báo Tin tức
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến