Tại Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Thanh Hoá khóa XVIII (nhiệm kỳ 2021-2026) tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.
HĐND tỉnh đã chất vấn Giám đốc Sở KH&ĐT; các Giám đốc các sở, ngành có liên quan đến tình hình giải ngân vốn đầu tư công vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, nhất là nguồn vốn đầu tư năm 2022 kéo dài sang năm 2023 các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Đề nghị làm rõ tình hình, những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân, trách nhiệm, đề xuất giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu làm rõ nguyên nhân chậm giải ngân vốn đầu tư công
Trả lời tại phiên chất vấn, ông Lê Minh Nghĩa, Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh Thanh Hóa là 14.924,312 tỷ đồng, trong đó, kế hoạch vốn năm 2023 là 12.505,572 tỷ đồng, kế hoạch vốn năm 2022 được kéo dài và giải ngân sang năm 2023 là 2.418,739 tỷ đồng. Số vốn đã được phân bổ, giao kế hoạch là 14.894,418 tỷ đồng cho 296 chương trình, nhiệm vụ và dự án, trong đó, có 109 dự án đã giải ngân đạt 100% với số vốn là 993,066 tỷ đồng.
Trong tổng số 94 chủ đầu tư, đơn vị được giao vốn năm 2023, có 70 chủ đầu tư giải ngân đạt trên mức trung bình, 21 chủ đầu tư giải ngân dưới mức trung bình, 3 chủ đầu tư chưa giải ngân. Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh giải ngân đạt 46,2% kế hoạch; UBND cấp huyện đạt 65,7% kế hoạch; UBND cấp xã đạt 69,9% kế hoạch; các đơn vị khác giải ngân đạt 82,9% kế hoạch.
Đến 5/12/2023, giải ngân vốn đạt 9.921 tỷ đồng, bằng 66,5% kế hoạch, trong đó, giải ngân vốn năm 2023 bằng 70,5% kế hoạch, giải ngân vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023 bằng 45,5% kế hoạch. Một số nguồn vốn có tỷ lệ giải ngân đạt khá so với kế hoạch, như: Chi xây dựng cơ bản vốn tập trung trong nước đạt 82,9%; đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất đạt 80,4%.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa trả lời chất vấn
Giám đốc Sở KH&ĐT Thanh Hoá cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tiến độ giải ngân vốn chậm do việc chuẩn bị thủ tục đầu tư, lựa chọn nhà thầu của một số dự án còn chậm; việc giải phóng mặt bằng (GPMB) còn vướng mắc làm chậm và ảnh hướng đến tiến độ dự án; tiến độ thi công của nhiều dự án chuyển tiếp còn chậm so với tiến độ và hợp đồng đã ký.
Nhiều dự án đã quá thời gian thực hiện, phải điều chỉnh tiến độ. Các văn bản do Trung ương hướng dẫn triển khai các chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) ban hành còn chậm, chưa đồng bộ, tạo khoảng trống pháp lý trong quá trình thực hiện...
Giám đốc Sở KH&ĐT Thanh Hoá cũng khẳng định, trách nhiệm đầu tiên thuộc về chủ đầu tư trong tổ chức triển khai thực hiện dự án. Liên quan đến dự án chậm trong GPMB có trách nhiệm của các huyện, thị xã, thành phố, cùng với đó là trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị được giao thẩm định.
Điển hình, có thể kể đến như: Nhiều dự án chủ đầu tư chuẩn bị chưa tốt, dẫn đến phải điều chỉnh nhiều lần để thay đổi quy mô đầu tư, hướng tuyến... làm kéo dài thời gian; năng lực của nhiều chủ đầu tư còn hạn chế; nhiều chủ đầu tư chưa sâu sát, quyết liệt.
Năng lực, của nhà thầu tư vấn lập dự án, nhà thầu xây lắp còn hạn chế; một số địa phương chưa nghiên cứu kỹ quy định của pháp luật dẫn đến chần chừ trong quá trình thực hiện; một số dự án có thời điểm thiếu hụt nguyên vật liệu ảnh hưởng đến tiến độ thi công...
Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo rà soát lại toàn bộ các dự án đầu tư công, nhất là các dự án lớn, quan trọng; chỉ đạo kiểm điểm làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của việc giải ngân chậm đối với từng địa phương, đơn vị, chương trình, dự án cụ thể.
Đề ra giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, GPMB, công tác đấu thầu các dự án đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, dự án; kế hoạch giải ngân, nhất là việc thực hiện cam kết của chủ đầu tư đối với tiến độ giải ngân của từng dự án.
Kiên quyết điều chuyển vốn các dự án thực hiện chậm, không bảo đảm yêu cầu theo mốc thời gian giải ngân tỉnh giao; không giao các dự án mới cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, các đơn vị có nhiều dự án thực hiện chậm, không đạt yêu cầu.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Lương Diễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy