Theo báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 8 của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) mới công bố, thanh khoản hệ thống ngân hàng có dấu hiệu căng thẳng trong 2 tuần cuối tháng 8. Lãi suất liên ngân hàng đã có lúc tăng lên mức 4,8-5%/năm trong phiên ngày 27/08 trước khi hạ nhiệt về quanh mức 3,5%/năm trong những phiên cuối tháng.
BVSC cho rằng, thanh khoản hệ thống căng thẳng có thể xuất phát từ yếu tố mang tính thời điểm (dịp nghỉ lễ 02/09) cũng như khả năng thay đổi về nguồn vốn Kho bạc Nhà nước gửi tại hệ thống NHTM trong thời gian tới.
Nhằm hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống, NHNN đã dừng hoạt động phát hành tín phiếu hút tiền về, thậm chí bơm ròng vốn qua OMO trong một vài phiên. Số dư tín phiếu lưu hành vào thời điểm cuối tháng 8 đã về mức 0 (thay cho mức 60-70 nghìn tỷ đồng các tháng trước đây).
BVSC cũng cho biết, từ giữa tháng 8 cũng manh nha một cuộc đua lãi suất huy động trong nhóm các NHTM cổ phần có quy mô vừa và nhỏ. Mức lãi suất cho các kỳ hạn dài (trên 6 tháng) đã được đẩy lên mức cao nhất 8,5-8,7%/năm. Chuẩn bị vốn cho mùa kinh doanh cuối năm cũng như áp lực phải cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đáp ứng các quy định về hệ số CAR theo Basel II và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trên.
Đáng chú ý, chỉ riêng trong tuần đến ngày 23.8, NHNN thực hiện bơm ròng tới gần 24.000 tỉ đồng qua thị trường mở. Trong đó, cơ quan ngân hàng trung ương chỉ phát hành mới 18.000 tỉ đồng tín phiếu (kỳ hạn 7 ngày với mức lãi suất 2,75%/năm), ngược lại có tới 41.999 tỉ đồng đáo hạn trong tuần.
Tuy nhiên, dấu hiệu căng thẳng thanh khoản nói trên dường như không liên quan đến việc lãi suất huy động VND bất ngờ tăng cao tại các ngân hàng từ giữa tháng 8.2019.
Cụ thể, dù mức mức lãi suất cho các kỳ hạn dài (trên 6 tháng) đã được các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ đẩy lên mức cao nhất 8,5-8,7%/năm, nguyên nhân chính có thể chủ yếu xuất phát từ nhu cầu chuẩn bị vốn cho mùa kinh doanh cuối năm.
"Áp lực phải cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đáp ứng các quy định về hệ số an toàn vốn theo Basel II và tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm về 40% cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trên" - nhóm phân tích của BVSC đánh giá.
Trên thị trường tiền tệ, hầu hết các đồng tiền tại các nền kinh tế mới nổi (EMs) ở châu Á đều giảm giá mạnh so với USD trong tháng 8. Tính từ đầu năm 2019 đến nay, giảm giá mạnh nhất trong số các đồng tiền của EMs (theo mẫu theo dõi của BVSC) là đồng won của Hàn Quốc (-8,6%), tiếp đến là CNY của Trung Quốc (-4,4%), Rupee của Ấn Độ (-3,6%). Ngược lại, đồng tiền tăng giá mạnh nhất là Bath của Thái Lan (+5%).
Song bất chấp đà giảm giá mạnh (-4%) của đồng NDT trên thị trường thế giới, tỷ giá VND/USD trong tháng 8 gần như đi ngang, không thay đổi so với cuối tháng 7. Tính đến cuối tháng 8, tỷ giá gần như không tăng so với cuối năm 2018. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu mạnh trong tháng 8 (ước tính 1,7 tỷ USD) và niềm tin ổn định giúp VND trụ vững trước xu hướng giảm giá mạnh của CNY so với USD.
Mai An
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy