Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014 và Nghị quyết số 51/2017 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.
Đoàn giám sát gồm 19 thành viên do Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh làm Phó Trưởng đoàn thường trực; Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh làm Phó Trưởng đoàn.
Đoàn giám sát sẽ đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đổi mới sách giáo khoa
16 thành viên còn lại gồm có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Vũ Thị Lưu Mai; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa và Phan Viết Lượng cùng Ủy viên thường trực của Hội đồng Dân tộc, một số Ủy ban của Quốc hội và một số ĐBQH tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Đồng Nai, Long An…
Ngoài ra đoàn giám sát còn có sự tham gia của bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; bà Hà Thị Mỹ Dung, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước; đại diện lãnh đạo các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đoàn giám sát sẽ thực hiện giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2014 - 2022 trên phạm vi cả nước.
Đối tượng giám sát: Chính phủ và các Bộ, ngành; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Đoàn giám sát sẽ đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014 và Nghị quyết số 51/2017 của Quốc hội; kiến nghị giải pháp thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội và hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.
Đoàn giám sát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy; xây dựng kế hoạch chi tiết và các đề cương báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi ban hành.
Kết quả giám sát sẽ được đoàn báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 8/2023; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề và gửi báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng vừa ban hành Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”. Đoàn giám sát có 24 thành viên do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm Trưởng đoàn; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy làm Phó trưởng đoàn thường trực; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường làm Phó trưởng đoàn. Ngoài ra, đoàn còn có đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương; Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phùng Khánh Tài; đại diện lãnh đạo Kiểm toán nhà nước, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ. Đoàn sẽ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021 trên phạm vi cả nước. Kết quả giám sát sẽ được báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2023; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết và gửi báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6. |
Tác giả: Thu Hằng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy