Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú có điểm đầu giao với quốc lộ 1, trùng với điểm cuối cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1, theo phương thức đối tác công tư, loại hợp đồng BOT.
Theo Quyết định, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Chủ tịch Hội đồng. Các thành viên Hội đồng gồm lãnh đạo các Bộ: Giao thông vận tải; Tư pháp; Tài chính; Xây dựng; Công an, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định liên ngành.
Được biết, dự án Xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương bắt đầu tại nút Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai và kết thúc tại chân đèo Prenn, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Dự án được chia thành 3 dự án thành phần gồm: Dầu Giây - Tân Phú; Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương.
Trong đó, dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 thuộc dự án nhóm A với tổng chiều dài dự kiến khoảng 61,1km đi qua các huyện Thống Nhất, Định Quán, Xuân Lộc, Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Dự án có điểm đầu giao với quốc lộ 1, trùng với điểm cuối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất và điểm cuối giao cắt với quốc lộ 20, đoạn thuộc xã Phú Trung, huyện Tân Phú. Dự án được đầu tư hoàn chỉnh quy mô 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100km/giờ.
Đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương thuộc quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2030. Theo quy hoạch, đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có chiều dài 200km, khi đầu tư đủ tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe, mặt cắt ngang 25m phải cần nguồn vốn đầu tư lên đến 65.000 tỷ đồng.
Do tổng vốn đầu tư lớn, trong khi các cơ quan chức năng chưa tính toán được phương án đầu tư nên thời gian dự kiến khởi công ban đầu của dự án vào năm 2019 đã không thể thực hiện.
Tuyến cao tốc là động lực phát triển kinh tế cho 2 vùng kinh tế: Đông Nam bộ và Tây Nguyên, có vai trò lớn giúp kết nối giao thông vùng, tạo lợi thế phát triển cho ngành du lịch địa phương, thúc đẩy tam giác du lịch, trao đổi kinh tế với các thành phố lớn như Nha Trang – Đà Lạt – TP.HCM, kết nối giao thông thuận tiện với các tỉnh Đông Nam bộ và các tỉnh Tây Nguyên.
Tác giả: Anh Tú
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy