Tin liên quan
Ủy ban Quốc gia APEC 2017 do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh làm Chủ tịch. Phó Chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (đồng thời là Chủ tịch SOM) và Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú.
Các thành viên Ủy ban Quốc gia gồm: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Chu Văn Yêm; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành; Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh; Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái; Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh; Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông; Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga; Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương Bùi Thế Đức; Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh; Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc; Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ; Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm.
Căn cứ thực tế và xét yêu cầu của tính chất công việc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 xem xét, quyết định việc bổ sung, điều chỉnh thành viên là lãnh đạo các cơ quan, địa phương liên quan.
Ủy ban Quốc gia APEC 2017 có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hòa, đôn đốc và phối hợp việc chuẩn bị và tổ chức các hoạt động của Diễn đàn APEC tại Việt Nam trong năm 2017 và trong quá trình chuẩn bị của các cơ quan, địa phương liên quan.
Ủy ban Quốc gia APEC 2017 bao gồm 5 Tiểu ban: Tiểu ban Nội dung; Tiểu ban Vật chất và Hậu cần; Tiểu ban An ninh và Y tế; Tiểu ban Tuyên truyền và Văn hóa; Tiểu ban Lễ tân.
Việc đăng cai tổ chức Năm APEC 2017 là một trọng tâm đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020, thể hiện quyết tâm của Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng và nâng tầm đối ngoại đa phương.
Các hoạt động APEC 2017 có ý nghĩa thiết thực tranh thủ nguồn lực quốc tế phục vụ thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, tạo thêm nhiều cơ hội cho các vùng miền, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp nước ta phát triển, giao lưu, quảng bá về một đất nước Việt Nam đổi mới, năng động, nhiều tiềm năng, đang trên con đường hội nhập toàn diện với tâm thế mới.
Thiên Di
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy