Điều này cho thấy các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mà các TCTD đang triển khai hoàn toàn có thể đáp ứng được đề xuất của Cục Thuế TP HCM.
Doanh nghiệp và đại lý thuế đồng thuận
Cục Thuế TP HCM đã kiến nghị Chính phủ yêu cầu doanh nghiệp phải thanh toán qua ngân hàng tất cả các giao dịch mua bán hàng hóa, không giới hạn giá trị thanh toán. Theo quan điểm của Cục Thuế TP HCM, Luật thuế Giá trị gia tăng quy định, doanh nghiệp mua bán có giá trị giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên phải thanh toán qua ngân hàng mới được khấu trừ thuế. Tuy nhiên, hiện nay các phương thức thanh toán không tiền mặt như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ví điện tử, thanh toán qua tổ chức trung gian thanh toán... đang ngày càng phổ biến. Do vậy, việc buộc các doanh nghiệp phải thanh toán không dùng tiền mặt với tất cả các giao dịch mua - bán hàng hóa sẽ giúp cơ quan thuế kiểm soát doanh thu và chi phí của các tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, việc thanh toán không dùng tiền mặt cũng sẽ góp phần tăng cường tính nghiêm minh trong công tác quản lý thuế.
Đồng tình với đề xuất này, ông Nguyễn Văn Thức - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Đại lý Thuế BCTC cho rằng, đề xuất này đáp ứng được diễn biến thực tiễn của cuộc sống cũng như sự phát triển nhanh chóng của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Theo ông Thức, nếu đề xuất này được chấp thuận để luật hóa và triển khai đại trà cũng giống như việc quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, lúc đầu có thể có một số ý kiến phản đối nhưng sau đó sẽ tạo thành thói quen, tạo ra sự minh bạch và công bằng hơn trong môi trường kinh doanh ở các ngành nghề.
Thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tăng tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp
Bà Đinh Hải Yến - kế toán tổng hợp của một doanh nghiệp sản xuất gỗ tại khu vực TP. Thủ Đức cho rằng, ngưỡng bắt buộc phải thanh toán bằng chuyển khoản 20 triệu đồng trở lên là ngưỡng đã được áp dụng hàng chục năm nay. Cách đây vài năm Tổng cục Thuế cũng đã từng đề xuất giảm xuống mức 10 triệu đồng là bắt buộc phải thanh toán không dùng tiền mặt, sau đó không được thực hiện. Tuy nhiên hiện nay cơ sở hạ tầng phục vụ việc thanh toán không tiền mặt đã phát triển mạnh, hạn mức bắt buộc phải thanh toán chuyển khoản nên được giảm xuống tối đa. Điều này tạo ra sự thuận tiện cho việc đối chiếu công nợ, giảm áp lực đáng kể cho bộ phận kế toán ở các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thường xuyên có các giao dịch mua bán hàng hóa, nguyên liệu.
Giảm theo lộ trình và bớt phí thanh toán
Theo ông Nguyễn Văn Thức, để các doanh nghiệp và cả người bán hàng kịp thời cập nhật các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đồng thời không gây ra những bất tiện đối với hoạt động thu – chi của doanh nghiệp thì trước mắt ngành Thuế chưa nên bắt buộc tất cả các giao dịch đều phải thanh toán không dùng tiền mặt, mà nên áp dụng ở một ngưỡng phù hợp; chẳng hạn quy định tất cả các khoản chi mỗi lần từ 2 triệu trở lên doanh nghiệp sẽ phải chuyển khoản thì mới được trừ khi tính thuế. “Nếu bắt buộc thực hiện các quy định này Bộ Tài chính có thể ban hành kèm những quy định cụ thể như bắt buộc doanh nghiệp khi bán hàng thì buộc phải thu tiền qua chuyển khoản, nếu thu bằng tiền mặt thì đánh thuế cao gấp đôi hoặc gấp ba”, ông Thức đề xuất.
Thời gian gần đây, các NHTM liên tục miễn, giảm phí, tăng khuyến mại để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn xã hội, đặc biệt là đối với khu vực doanh nghiệp. Hiện nay nhiều TCTD đã triển khai các sản phẩm thẻ tín dụng doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp chủ động phân bổ cho nhân viên để thanh toán công tác phí, tiếp đối tác, hay mua các vật dụng phục vụ sản xuất kinh doanh mà không cần các thủ tục tạm ứng và giải ngân của doanh nghiệp. Ngoài ra các ví điện tử, các app mobile banking của nhiều NHTM hiện đã cho phép thanh toán trực tiếp từ tài khoản. Tất cả các giao dịch đều có thể sao kê rõ ràng và chi tiết, chủ doanh nghiệp có thể sử dụng internet banking, mobile banking để theo dõi và phân tích hiệu quả chi tiêu và sử dụng chứng từ đó làm quyết toán thuế.
Theo Agribank, ngân hàng này đã áp dụng chính sách ưu đãi miễn phí chuyển tiền nội bộ trong nước áp dụng đồng loạt tại 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc và cả các kênh ngân hàng điện tử. Một số ngân hàng khác từ đầu 2020 đến nay cũng đã áp dụng miễn, giảm các phí dịch vụ đối với các giao dịch chuyển tiền và thanh toán hóa đơn. Đặc biệt, các khoản chi nhỏ lẻ thanh toán qua các ví điện tử và các app của ngân hàng trên smartphone hiện đều không có phí hoặc phí rất thấp.
Chính phủ và NHNN đang chủ trương hoàn thiện pháp lý để thí điểm mô hình Mobile Money, dùng tài khoản viễn thông để thanh toán các khoản chi tiêu nhỏ dưới 10 triệu đồng/tháng. Điều này cho thấy các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mà các TCTD đang triển khai hoàn toàn có thể đáp ứng được đề xuất của Cục Thuế TP.HCM.
Giới chuyên gia cũng cho rằng, đề xuất này khi được triển khai trên thực tế chẳng những phù hợp với chủ trương thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, giảm chi phí giao dịch tiền mặt cho doanh nghiệp; mà còn giảm thiểu được tình trạng gian lận, trốn thuế. Nó cũng góp phần ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay.
Hạ tầng thanh toán trực tuyến sẵn sàng đáp ứng Theo số liệu NHNN, hiện có 79 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thanh toán qua Internet, 44 tổ chức thanh toán qua điện thoại di động. Trong quý I/2021, giao dịch qua kênh Internet đạt 156,2 triệu lượt với giá trị 8,1 triệu tỷ đồng, tăng 55,9% về số lượng và 28,4% về giá trị; giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 395,05 triệu lượt với giá trị hơn 4,6 triệu tỷ đồng, tăng 78% về số lượng và 103% về giá trị. Tính đến nay, hầu hết ngân hàng đã ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ mới trong hoạt động và cung ứng dịch vụ, trong đó có 9/19 nghiệp vụ đã được một số ngân hàng số hóa hoàn toàn (như: gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, ví điện tử, chuyển tiền, quản lý nhân sự, kế toán - tài chính...). Giữa tháng 5, NHNN đã phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025 với mục tiêu ít nhất 70% nghiệp vụ ngân hàng cho phép khách hàng thực hiện hoàn toàn trên môi trường số. Số lượng người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử và số lượng giao dịch của khách hàng được thực hiện thông qua các kênh số đều phải đạt ít nhất 80%. |
Tác giả: Thạch Bình
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy