Quang cảnh tại buổi họp báo. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Tính đến hết tháng 4/2022, giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 32,37% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2021.
Đây là con số được công bố tại họp báo công bố chuỗi sự kiện hưởng ứng "Ngày không tiền mặt 2022," do Ngân hàng Nhà nước phối hợp với báo Tuổi trẻ tổ chức chiều ngày 20/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021.
Cụ thể, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị; giao dịch qua internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2021; tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021.
Phát biểu tại họp báo, ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết, kỳ vọng người tiêu dùng thay đổi mạnh mẽ trong kỷ nguyên số, số hóa dịch vụ sâu rộng và tác động đa chiều của dịch COVID-19 đã khiến thanh toán số trở xu hướng tất yếu trong nền kinh tế và ưu tiên hàng đầu của người dùng.
Cụ thể, tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt gần 66%; khoảng 3,4 triệu tài khoản và 1,3 triệu thẻ ngân hàng được mở mới trực tuyến, từ xa qua eKYC.
Bên cạnh đó, dịch vụ Mobile Money mới được triển khai thí điểm nhưng đã có 1,1 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ, trong đó có gần 660.000 là khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (chiếm hơn 60% tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ).
Cũng tại họp báo, Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), Ngân hàng Sacombank và Công ty trung gian thanh toán NextPay đã ký biên bản ghi nhớ về việc hỗ trợ tài chính cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua thẻ tín dụng nội địa.
Theo đó, các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ đang sử dụng dịch vụ của NextPay có thể dễ dàng tiếp cận tới nguồn tín dụng từ Sacombank thông qua việc phát hành thẻ tín dụng nội địa NAPAS.
Đây là sản phẩm được thiết kế dành riêng cho các chủ doanh nghiệp, với đầy đủ các tính năng của chiếc thẻ tín dụng nội địa từ rút tiền mặt, thanh toán tại POS, thanh toán trả góp với lãi suất thấp, đáp ứng các nhu cầu chi tiêu phục vụ các hoạt động kinh doanh. Chủ thẻ cũng được cộng hưởng các ưu đãi trong hệ sinh thái các đơn vị thuộc liên minh chuyển đổi số của NextTech và những ưu đãi dành riêng từ Sacombank và NAPAS./.
Tác giả: Thúy Hà
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy