Đăng thông tin rao bán trên mạng xã hội, nhờ công ty môi giới chuyên nghiệp, dán cả tời rơi… nhưng anh Phạm Văn Hiệu (Hoàng Mai, Hà Nội) nhiều tháng qua vẫn không bán được căn nhà trong ngõ. Đáng nói, mỗi đợt rao bán mới, anh liên tục chấp nhận cắt lỗ để "thoát hàng" nhưng không thành.
Anh Hiệu cho biết, đầu năm 2022, anh có chung tiền cùng một người bạn để mua căn nhà 35m2, xây dựng 4 tầng trong một ngõ rộng 2,5m thuộc địa bàn quận Hoàng Mai. Thời điểm đó, anh mua đúng đỉnh của "sốt đất", giá căn nhà này là 4,2 tỷ đồng, đạt ngưỡng 120 triệu đồng/m2.
"Do tôi mua căn nhà đã qua sử dụng nên nhiều hạng mục đã bắt đầu thấy xuống cấp, nứt nẻ ở một số nơi. Tôi cũng phải bỏ thêm tiền vào tu sửa, khiến chi phí căn nhà này tăng lên nhiều hơn", anh Hiệu nói.
Dù phải chi một khoản tiền lớn vào căn nhà này anh Hiệu vẫn không thể bán được dù đã rao nhiều lần. "Mỗi lần rao bán mới lại phải hạ thêm giá. Giờ căn nhà tôi rao chỉ là 3,5 tỷ đồng", anh Hiệu nói.
Nhà trong ngõ không phải cứ giảm giá là bán được (Ảnh minh họa: Hà Phong).
Tương tự, chị Phạm Thị Dung (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, chị đầu tư xây dựng một căn nhà để bán, ngõ ô tô đi được từ năm 2022. Tổng giá trị đầu tư căn nhà 45m2 này đã lên tới 5,4 tỷ đồng.
"Lúc đang xây xong phần thô căn nhà này thì tôi bị "cạn" vốn. Tôi có rao bán giá 4 tỷ đồng, nhưng không ai mua. Tôi xoay xở làm phần hoàn thiện hết 1,4 tỷ đồng và chỉ rao bán căn nhà đúng 5 tỷ đồng vẫn ế", chị Dung nói.
Có nhiều năm kinh nghiệm làm nhà trong ngõ xây sẵn tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Nghĩa cho biết, khoảng năm 2018-2022, giá nhà trong ngõ liên tục tăng cao. Các công ty lớn nhỏ, tư nhân "ồ ạt" tách thửa, xây hàng chục căn với giá cao hơn 100 triệu đồng/m2, nhưng vẫn có người mua.
Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, ảnh hưởng trầm lắng chung của thị trường bất động sản đã khiến giá nhà trong ngõ giảm. Cá biệt, nhiều người cắt lỗ hàng trăm triệu đồng/căn so với giá mua vào khi "sốt đất".
Chủ nhà trong ngõ dùng đủ mọi cách để rao bán (Ảnh minh họa: Hà Phong).
Điều đáng chú ý, theo nhà đầu tư này, nhà trong ngõ có mấy điểm khách hàng hay quan tâm: có gần đường lớn không, chất lượng công trình thế nào, các thủ tục pháp lý như sổ đỏ, giấy phép xây dựng như thế nào?
"Ngoài giá và pháp lý, khách hàng sẽ soi nhiều vào chất lượng công trình có đảm bảo không. Các căn xây liền nhau chung một ngõ nhỏ cũng là điểm yếu khiến khách "quay lưng"", ông Nghĩa nói và nhấn mạnh, dù giảm giá nhưng cũng khó bán được nhà.
Xu hướng chung của nhà đầu tư và người mua bất động sản đầu năm nay là chờ đợi và nghe ngóng. Báo cáo thị trường quý I năm nay từ một trang mua bán bất động sản cho thấy 43% người có nhu cầu mua ở thực đang tiếp tục chờ bất động sản giảm giá, 65% nhà đầu tư đang giữ bất động sản, chờ thị trường ổn định hoặc ngưng đầu tư, giữ tiền chờ thời.
Theo đó, nhu cầu tìm kiếm bất động sản trên toàn quốc giảm 34%, lượng tin đăng bất động sản cũng giảm 42% so với cùng kỳ năm trước, chứng tỏ nhu cầu và nguồn cung bất động sản đều gặp nhiều thử thách trong bối cảnh khó khăn chung của toàn thị trường bất động sản. Trong đó, các loại hình bị ảnh hưởng nhiều nhất là đất dự án, đất nền và nhà mặt phố.
Tác giả: Hà Phong
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy