Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn.
Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 thay đồi về cách tiếp cận đối với can thiệp sớm tổ chức tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế, theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn.
Sáng 19/2, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) 2024.
Tại cuộc họp báo, ông Sơn đã thông tin về những điểm mới của Luật. Theo đó, Luật Các TCTD 2024 giảm giới hạn tỳ lệ sở hừu cổ phần của cổ đông là tồ chức, của nhóm cổ đông và người có liên quan; quy định lộ trình 5 năm giảm dần giới hạn cấp tín dụng; sửa đổi, bổ sung quy định về khái niệm người có liên quan; bổ sung trách nhiệm công bố, công khai thông tin của cô đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ của TCTD trở lên, thông tin về người có liên quan của người quàn lý, người điều hành của TCTD.
Luật bổ sung các quy định đê bào đảm quyền của cổ đông thiểu số; luật hóa và bồ sung tại Luật một số quy định về vốn và sử dụng vốn của TCTD, nguyên tắc ghi nhận doanh thu, chi phí..., ông Sơn nói.
Cạnh đó, luật mới còn sừa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện người quản lý, điều hành cũng như nâng cao tính độc lập, vai trò của thành viên Hội đồng quản trị độc lập; thành viên Ban kiểm soát; tăng số lượng tối thiểu thành viên Ban kiểm soát cùa ngân hàng thương mại, tăng cường trách nhiệm của Ban kiểm soát của TCTD; bô sung các quy định tăng cường vai trò của ngân hàng hợp tác xã trong việc hồ trợ quỹ tín dụng nhân dân...
Điểm mới đáng chú ý khác cũng được ông Sơn đề cập là hoàn thiện các quy định nhằm tạo cơ sở thúc đẩy quá trình cơ cấu lại TCTD và xử lý TCTD yếu kém. Cụ thể là, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, để TCTD luôn sẵn sàng các phương án xử lý cho các trường hợp có vấn đề phát sinh, Luật các TCTD 2024 đã bồ sung quy đinh yêu cầu ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng phương án khẳc phục dự kiến trong các trường hợp bị can thiệp sớm.
Phương án khắc phục phải được xây dựng, thông qua trước ngày 1/7/2025 hoặc trong thời hạn 1 năm kể từ ngày được cấp giấy phép. Định kỳ ít nhất 2 năm, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải cập nhật, điều chinh phương án khắc phục để đảm bảo phù hợp với thực tiễn hoạt động của TCTD.
Bên cạnh đó, Phó thống đốc cũng cho hay, Luật các TCTD 2024 thay đồi về cách tiếp cận đối với can thiệp sớm TCTD phù hợp với thông lệ quốc tế. Trên tinh thần từ xa, từ sớm, khi phát hiện các TCTD thuộc trường hợp can thiệp sớm, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi TCTD, trong đó nêu rõ các yêu cầu, hạn chế đối với TCTD này, bao gồm cả việc xây dựng, cập nhật phương án khắc phục để khắc phục các yếu kém phát sinh trong hoạt động của TCTD.
Trường hợp TCTD thực hiện thành công phương án khắc phục và trở lại hoạt động bình thường, việc áp dụng các biện pháp hạn chế, yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước cũng chấm dứt. Các trường hợp được can thiệp sớm cũng được rà soát, bổ sung so với Luật hiện hành.
Lần sửa đổi này, Luật cũng bổ sung quy định về rút tiền hàng loạt, trong đó quy định rõ các biện pháp sẽ áp dụng khi một TCTD bị rút tiền hàng loạt, bao gồm các biện pháp tự thân của TCTD và các biện pháp hỗ trợ thanh khoản, đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo quyền lợi người gửi tiền.
Trên cơ sở kế thừa Luật hiện hành, Luật các TCTD 2024 quy định về kiểm soát đặc biệt và các phương án cơ cấu lại TCTD bao gồm phương án phục hồi, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, phương án chuyển giao bắt buộc, phương án giải thể, phương án phá sàn.
Việc xây dựng, thực hiện các phương án cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt cũng đã được điều chình để xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh thời gian qua.
Liên quan đến nợ xấu, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nêu, trên cơ sở tổng kết quá trình thực hiện Nghị quyết 42/2017/ỌH14, Luật Các TCTD đã luật hóa một số quy định về nợ xấu, xử lý tài sản bào đàm của khoản nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như: bán nợ xấu và tài sàn bảo đảm cùa khoản nợ xấu; mua, bán nợ xấu của tồ chức mua bán, xử lý nợ; mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đàm là quyền sử dụng đât, tài sàn gắn liền với đất hình thành trong tương lai; thứ tự ưu tiên thành toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu...
Đồng thời, Luật cũng có quy định chuyển tiếp cho một số trường hợp đang áp dụng quy định của Nghị quyết 42/2017/QH14, nhưng không luật hóa tại Luật Các TCTD, đảm bảo quá trinh xử lý nợ xấu không bị gián đoạn.
Gồm 15 chương, 210 điều, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
Tác giả: Nguyễn Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy