Tin liên quan
Những cựu lãnh đạo ngân hàng đến rồi đi (vì thế họ mới được gọi là “cựu” hay “nguyên”), cho dù là người sáng lập, người có công hay có tội hay có cả tội lẫn công, thì họ cũng không thể mãi ngồi ở ngân hàng, nhưng các tổ chức tín dụng thì vẫn tồn tại, phát triển bởi đơn giản chúng là huyết mạch của nền kinh tế, là mảng dịch vụ không thể thiếu của thị trường liên quan tới hàng triệu con người.
Ngày 10-12-2016, Ngân hàng TMCP Đông Á đăng tải trên trang web thông tin báo chí, theo đó Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã tiến hành khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với một số cán bộ nguyên là lãnh đạo Đông Á do vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động tiền tệ, trong đó có ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng giám đốc, bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, nguyên Phó tổng giám đốc và ba nhân viên bộ phận ngân quỹ. Những người này đã bị đình chỉ chức vụ vào tháng 8 năm ngoái và không tham gia quản lý, điều hành ngân hàng gần một năm rưỡi qua. Việc khởi tố nói trên hoàn toàn không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Đông Á.
Kể từ khi bị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt ngày 13-8-2016, báo chí đã tốn nhiều giấy mực cân lên đặt xuống những bài viết về Đông Á trong một nỗ lực tìm hiểu nguyên nhân nào đã khiến tổ chức tín dụng một thời từng đứng trong tốp đầu các ngân hàng cổ phần này, gặp nhiều “sóng gió” đến vậy. Tựu trung lại, nguyên nhân chính vẫn là con người. Với một số cựu lãnh đạo của Đông Á trong môi trường kinh doanh tiền tệ nhiều thử thách, chỉ một lần buông lỏng quản lý, một lần lòng tham không được kiểm soát và kiềm chế, thì ngay cả những người giàu kinh nghiệm cũng có thể bị vòng xoáy thị trường đánh gục.
Trên thực tế, dù Ngân hàng Đông Á vẫn duy trì một mặt bằng lãi suất tiết kiệm vừa phải, nhưng vốn huy động vẫn tăng tương đối, chứng tỏ ngân hàng có một lượng khách hàng truyền thống không nhỏ. Đấy là vốn quý không phải ngày một ngày hai có được.
Đông Á có 7 triệu khách hàng, phần lớn là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đội ngũ khách hàng đã được ngân hàng dày công vun đắp từ giữa những năm 2000. Nếu Đông Á cứ đi theo con đường đã chọn, phục vụ đối tượng cá nhân, tiểu thương, hộ gia đình, cho vay tiêu dùng, cứ lượm bạc cắc và năng nhặt chặt bị, thì giờ đây ngân hàng rất có thể vẫn còn có một vị trí đáng nể trong cuộc cạnh tranh với các đồng nghiệp.
Đó là chuyện của ngày hôm qua. Còn nay hơn mười sáu tháng, sau khi NHNN cử người vào đảm đương các vị trí lãnh đạo chủ chốt ở Đông Á, bao gồm chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc, ít nhất bức tranh Đông Á đã phần nào được cải thiện. Các chỉ số như dự trữ thanh khoản, đảm bảo khả năng chi trả, an toàn vốn đều cao hơn mức quy định hiện hành. Theo thông tin báo chí công bố, trong 11 tháng đầu năm nay, huy động vốn của ngân hàng tăng trưởng 5% so với cuối năm ngoái; xử lý và thu hồi được 3.655 tỉ đồng nợ xấu. Trên thực tế Đông Á tiếp tục duy trì một mặt bằng lãi suất tiết kiệm vừa phải, nhưng vốn huy động vẫn tăng tương đối, chứng tỏ ngân hàng có một lượng khách hàng truyền thống không nhỏ và họ đã không chuyển sang giao dịch nơi khác. Đấy là vốn quý không phải ngày một ngày hai có được.
Điều mà thị trường ngóng đợi ở Đông Á không phải chỉ là những chỉ tiêu kinh doanh cho thấy hoạt động ngân hàng vẫn trong tình trạng bình thường, mà quan trọng hơn là định hướng của Đông Á tới đây ra sao. Thực ra Đông Á có một nền tảng cơ bản tốt, đội ngũ nhân viên thông thạo quy trình nghiệp vụ. Đông Á cũng đầu tư không ít cho công nghệ, nhất là công nghệ thanh toán thẻ. Chính vì thế khi NHNN đưa nhân sự mới vào, cơ cấu tổ chức của Đông Á không có xáo trộn. Một mắt xích của bộ máy bị hư, được thay thế và bộ máy lại chạy đều.
Một điểm nữa không thể không đề cập là việc xử lý nợ xấu ở Đông Á trong thời gian qua tỏ ra hiệu quả. Thu hồi, xử lý được hàng ngàn tỉ đồng nợ xấu như Đông Á là khá nhanh. Một quan chức NHNN nhận xét với tốc độ xử lý nợ xấu như hiện nay, Đông Á cần khoảng hai năm nữa là có thể làm sạch khối nợ xấu.
Trong một lần trao đổi với người viết bài này, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc hiện nay của Đông Á, cho biết mặc dù bị kiểm soát đặc biệt, song Đông Á chưa bao giờ phải xin NHNN hỗ trợ thông qua tái cấp vốn. Đông Á không gặp trở ngại trong huy động vốn và thanh khoản luôn được đảm bảo. Thông thường khi kiểm soát đặc biệt, các ngân hàng không được phép mở rộng tín dụng, nhưng mới đây khi xem xét đánh giá tình hình tài chính của Đông Á, cơ quan quản lý đã cho phép Đông Á cấp tín dụng cho một số khách hàng chọn lọc loại A.
Trên cơ sở thực tại, nếu có một cơ chế xử lý thích hợp, với sự hỗ trợ của NHNN, Đông Á có thể tái cơ cấu và trở lại đội ngũ những ngân hàng khỏe mạnh.
Theo TheSaigontimes
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy