Dòng sự kiện:
Thế giới và những hình phạt cho bố mẹ khi không tiêm chủng cho con
05/01/2018 08:30:41
Ở nhiều quốc gia, nếu không tiêm chủng cho con, bố mẹ sẽ bị phạt tiền, thậm chí bị coi là phạm tội. Trong khi đó, ở một số nước, trẻ em không được tiêm chủng sẽ không được tới trường.

Vắc-xin là cuộc cách mạng trong y học hiện đại. Nhờ vắc-xin mà một số bệnh thường xuyên đe dọa sức khỏe và sinh mạng con người đang được kiểm soát và một vài dịch bệnh đã được loại trừ hoàn toàn.

Vắc-xin góp phần giảm nguy cơ tử vong cho 2 đến 3 triệu người mỗi năm. Nhưng theo Tổ chức Y tế Thế giới, vẫn còn quá nhiều trẻ em trên khắp thế giới không được tiêm chủng phòng ngừa. Để đảm bảo rằng trẻ em đang được tiêm phòng, hầu hết các nước đều có một số chính sách tiêm vắc xin mặc dù các chi tiết này rất khác nhau.

Một số quốc gia muốn tập trung vào giáo dục và để lại sự lựa chọn tiêm vắc xin cho cá nhân, trong khi nhiều nước khác cung cấp các biện pháp tài chính để khuyến khích tiêm phòng cho trẻ em.

Thêm vào đó, một số nước đã đi xa hơn so với phần còn lại. Dưới đây là danh sách 10 quốc gia đã thực hiện tiêm chủng bắt buộc:

 1. Slovenia

Slovenia có một trong những chính sách tiêm chủng toàn diện và mạnh mẽ nhất. Tại Slovenia, có chín loại vắc xin được bắt buộc, bao gồm viêm gan, sởi, bại liệt và ho gà.

Để khỏi phải tiêm những loại vắc xin này, các cá nhân có thể nộp đơn miễn trừ y tế, nhưng lý do tôn giáo hoặc lương tâm không được chấp nhận. Nếu một cá nhân không thực hiện tiêm phòng bắt buộc, họ sẽ bị phạt tiền. Và chiến lược này rõ ràng đang hoạt động khá tốt. Quốc gia này có tỷ lệ tuân thủ lên đến 95% đối với chính sách vắc-xin bắt buộc.

 2. Bỉ

Tại Bỉ, chỉ có vắc xin bại liệt là bắt buộc. Luật, đòi hỏi phải có ba liều vắc-xin bại liệt trước 18 tháng, đã được áp dụng từ năm 1966, mặc dù đã nhiều lần bị phe đối lập cố gắng loại bỏ nó.

Hơn nữa, Văn phòng Quốc gia Bỉ yêu cầu tiêm phòng bệnh bại liệt, bạch hầu và ho gà để có thể gửi trẻ đến các trường mẫu giáo hoặc trung tâm giữ trẻ.

 3. Latvia

So với các nước khác, Latvia có một chính sách tiêm chủng bắt buộc có một chút khác biệt. Tại Latvia, tiêm phòng chỉ bắt buộc đối với các cơ sở nhà nước và các nhà cung cấp vắc xin. Trong khi đó, đối với công chúng, nó chỉ đơn giản là "khuyến khích".

Nhưng nếu một cá nhân từ chối tiêm phòng, có một quy trình mà theo đó nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ phải giải thích các hậu quả về sức khoẻ và cá nhân phải ký vào văn bản từ chối, thừa nhận họ đã được thông báo về những rủi ro.

 4. Hoa Kỳ

Tất cả các tiểu bang ở Hoa Kỳ yêu cầu tiêm vắc-xin trước khi bước chân tới trường học. Hầu hết các bang cho phép miễn trừ y tế, tôn giáo và triết học, nhưng ở Mississippi, California và West Virginia các quy tắc về vắc-xin được thực hiện nghiêm ngặt hơn. Ba tiểu bang này chỉ cho phép miễn trừ y tế, không phải là miễn trừ tôn giáo hay triết học.

Giám đốc của CDC Tom Frieden cho biết: "Nhờ chương trình này, trẻ em ở nước Mỹ không còn có nguy cơ đáng kể từ các bệnh mà hàng nghìn người đã tử vong hàng năm".

5. Úc

Chính sách tiêm vắc xin của Úc gọi là "No Jab, No Pay" cũng tương tự như Hoa Kỳ. Chính sách này chỉ cho phép trẻ em phải được cập nhật tình trạng tiêm chủng trước khi đến các trung tâm giữ trẻ và mẫu giáo. 

Ngoài ra, ở Úc nếu cha mẹ không chủng ngừa cho con cái thì họ sẽ không nhận được các ưu đãi về tài chính cũng như một số phúc lợi y tế khác.

6. Ý

Thật không may là các cuộc tranh luận xung quanh vắc-xin và chứng tự kỷ vẫn còn hoành hành ở Ý. Vào năm 2012, một tòa án thậm chí còn bồi thường thiệt hại cho một gia đình sau khi xác nhận rằng chứng tự kỷ của con họ là do một loại vắc-xin. Ba năm sau, quyết định đã bị bãi bỏ và chính phủ đã nhanh chóng thực hiện các chính sách mới về tiêm vắc-xin.

Hiện nay, phụ huynh Ý phải chứng minh rằng con của họ đã nhận được 12 loại tiêm chủng cụ thể, bao gồm sởi, rubella và thủy đậu, trước khi con của họ có thể tham dự các trường mẫu giáo công lập. Chính sách này cho phép miễn trừ y tế cho một số trẻ nhất định, nhưng không cho phép phản đối trực tiếp từ cha mẹ. Thêm vào đó, nếu cha mẹ từ chối tuân theo, họ sẽ phải chịu phạt một khoản tiền lớn.

 7. Đức

Từ năm 2017, Đức thắt chặt các luật tiêm vắc xin do dịch bệnh sởi. Bây giờ, cha mẹ Đức phải nộp bằng chứng tư vấn tiêm vắc-xin cho con cái của họ đến trường mầm non. Nếu không, các trường học buộc phải thông báo cho cơ quan y tế Đức và con của họ có thể bị trục xuất. Không giống như Ý, ở Đức, từ chối tiêm chủng không được coi là một hành vi phạm tội.

 8. Ru-ma-ni

Tỷ lệ tiêm phòng thấp ở Romania rất thấp. Romania đã xác nhận rằng 224.202 trẻ em từ 9 tháng đến 9 tuổi vẫn chưa được chủng ngừa bệnh sởi.

Năm 2017, dịch sởi xảy ra ở Châu Âu và 32 người ở Romania đã bị mắc chứng bệnh này. Đây là quốc gia có số người mắc bệnh cao nhất ở Châu Âu do đó chính phủ tuyên bố sẽ đưa ra chính sách tiêm chủng bắt buộc. Bộ trưởng Y tế thậm chí đã đi quá xa khi xử lý các nhà quản lý ở các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp, và một dự thảo của luật mới cũng đang được thảo luận tại quốc hội nước này.

9. Pháp

Vắc-xin đang bị hiểu nhầm ở Pháp. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy có hơn ba trong số 10 người Pháp không tin tưởng vào vắc-xin, và chỉ 52% nói rằng lợi ích của việc chủng ngừa lớn hơn những rủi ro. Do đó, Pháp là quốc gia châu Âu mới nhất thực hiện việc tiêm vắc-xin bắt buộc.

Kể từ năm 2018, cha mẹ sẽ có nghĩa vụ pháp lý để tiêm phòng con cái của họ. Hiện nay, chỉ có ba bệnh bắt buộc phải tiêm vắc-xin ở Pháp. Đó là bạch hầu, uốn ván và bại liệt. Chính sách mới sẽ nâng tổng số vắc-xin bắt buộc tiêm chủng lên 11 loại.

 10. Canada

Tỷ lệ tiêm chủng của Canada rất ấn tượng. Khoảng 85 phần trăm trẻ em ở Canada hoàn toàn được tiêm chủng, và dưới 2 phần trăm cha mẹ phản đối mạnh mẽ việc chủng ngừa. Tuy nhiên, không có chính sách tiêm chủng bắt buộc cho tất cả các công dân Canada. Thay vào đó, các chính sách tiêm vắc-xin cũng khác nhau giữa các bang.

Hiện tại, chỉ có 3 bang có chính sách tiêm phòng bắt buộc, nhưng họ chỉ áp dụng cho trẻ em khi đến tuổi đến trường. Ontario và New Brunswick yêu cầu tiêm chủng ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván, bại liệt, sởi, quai bị, và chích ngừa sởi. Trong khi đó, Manitoba chỉ cần tiêm phòng sởi. Trong mỗi trường hợp, cha mẹ được phép nộp đơn xin miễn giảm y tế và tôn giáo, và thậm chí cả những khoản miễn trừ tự nguyện.

Theo Khám phá

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến