Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank – EIB) vừa công bố BCTC Hợp nhất Quý 4/2018.
Đáng chú ý, Eximbank bị lỗ tới 309 tỷ đồng trong quý 4 mặc dù thu nhập từ hoạt động cốt lõi – thu nhập lãi thuần vẫn tăng khá cao 29,7% so với cùng kỳ đạt 900 tỷ đồng.
Nguyên nhân đến từ việc chi phí hoạt động và chi phí dự phòng tăng đột biến. Cụ thể, trong 3 tháng cuối năm, ngân hàng dành tới 1.047 tỷ đồng cho chi phí hoạt động, tăng 75% so với cùng kỳ. Cùng với đó, chi phí dự phòng rủi ro tăng 3,4 lần lên 402 tỷ đồng.
Do khoản lỗ tương đối lớn trong quý 4, cả năm 2018, Eximbank báo lãi trước thuế chỉ đạt 827 tỷ đồng, giảm 19% so với năm 2017. Hai mảng có kết quả tăng trưởng cao nhất của ngân hàng là thu nhập lãi thuần tăng 20,2% đạt 3.207 tỷ đồng; thu nhập góp vốn mua cổ phần tăng gần 5 lần đạt 519 tỷ đồng, chủ yếu nhờ thoái vốn khỏi Sacombank.
Trong khi đó, hoạt động mua bán chứng khoán bị lỗ tới 116 tỷ; lãi từ hoạt động khác giảm 48% chỉ còn đạt 226 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động dịch vụ chỉ tăng nhẹ 4,7% đạt 347 tỷ đồng, lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 18,1% đạt 269 tỷ.
Chi phí hoạt động cả năm của Eximbank là 2.901 tỷ đồng, tăng 31,5%. Chi phí dự phòng rủi ro tăng 19,7% lên 723 tỷ đồng. Như vậy, Eximbank chỉ mới thực hiện được 52% kế hoạch về lợi nhuận hợp nhất trước thuế.
Kết quả kinh doanh ảm đạm là vậy, song Eximbank cho rằng chênh lệch thu chi đến quý 4/2018 khả quan hơn so với dự kiến (chênh lệch thu chi lũy kế đến 31/12/2018 trước khi trích lập bổ sung các khoản dự phòng là 1.705 tỷ đồng so với kế hoạch lợi nhuận trước thuế 1.600 tỷ đồng). Eximbank đã tăng cường trích lập dự phòng để đẩy nhanh thu hồi và xử lý nợ xấu, tức dùng phần lớn chênh lệch thu chi trước thuế để trích lập thêm dự phòng 904 tỷ đồng. Trong đó, trích bổ sung dự phòng khoản phải thu khó đòi liên quan đến 2 vụ việc tiền gửi là 390 tỷ đồng.
Ngoài ra, số lượng nhân sự bình quân tăng (từ 6.041 người lên 6.059 người) và thu nhập bình quân đầu người cũng cải thiện (từ 15.4 triệu đồng/người/tháng lên 16.4 triệu đồng/người/tháng). Do đó khoản mục này tăng gần 75% so cùng kỳ.
Ngoài ra, Eximbank cũng trích dự phòng trái phiếu đặc biệt VAMC số tiền 514 tỷ đồng nhằm rút ngắn thời gian xử lý, tất toán các khoản nợ đã bán cho VAMC.
Trong năm, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Eximbank giảm từ hơn 8.074 tỷ đồng xuống chỉ còn gần 626 tỷ đồng (tương đương giảm 7.448 tỷ đồng) do Ngân hàng tăng các khoản tiền, vàng gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác, đồng thời tiền gửi của khách hàng giảm mạnh. Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư tăng lên hơn 1,628 tỷ đồng nhờ tiền thu đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác. Tổng kết lại, lưu chuyển tiền thuần trong năm giảm 3.8 lần so với đầu năm, ở mức 2.254 tỷ đồng.
Tại thời điểm 31/12/2018, Eximbank ghi nhận tổng tài sản đạt 152.709 tỷ đồng, chỉ tăng 2% so với đầu năm. Nợ phải trả chiếm hơn 137.825 tỷ đồng, trong đó tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác tăng 41% so với đầu năm, chiếm 15,901 tỷ đồng.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy