Công ty Cổ phần Tập đoàn thép Tiến Lên (HoSE: TLH) vừa thông báo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất tháng 8/2021. Theo đó, doanh thu tháng 8 đạt 291 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 33,4 tỷ đồng, giảm 13% so với tháng trước.
Tuy nhiên, lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, Thép Tiến Lên ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 388 tỷ đồng. Với kết quả trên, công ty đã hoàn thành 60% kế hoạch doanh thu (5.000 tỷ đồng) và vượt 55% kế hoạch lợi nhuận cả năm (250 tỷ đồng).
Thời điểm ngày 30/6/2021, tổng tài sản của Thép Tiến Lên đạt hơn 3.200 tỷ đồng, tăng 15% so với hồi đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho chiếm đến 2.120 tỷ đồng, tăng 29%. Doanh nghiệp ghi nhận 1.460 tỷ đồng nợ phải trả, tăng 13% sau 6 tháng đầu năm. Dư nợ vay ngắn hạn ở mức 1.180 tỷ đồng, tăng 11%.
Thép Tiến Lên đã đạt 60% kế hoạch doanh thu và vượt 55% kế hoạch lợi nhuận.
Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch ngày 10/9, giá cổ phiếu Thép Tiến Lên ở mức 21.100 đồng/cổ phiếu, giảm 1,4% so với phiên trước đó, khối lượng giao dịch đạt hơn 3,3 triệu đơn vị.
Trước đó, ngày 19/8, bà Nguyễn Ngọc Phượng - Phó Chủ tịch HĐQT Thép Tiến Lên đã mua thành công 5,1 triệu cổ phiếu TLH (tương đương 5,05% vốn điều lệ công ty). Bà Phượng là con gái của ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch HĐQT công ty. Với việc hoàn tất giao dịch này thì số cổ phiếu tại Tập đoàn của gia đình bà Phượng đã tăng lên thành 36,45%.
Trong một diễn biến liên quan đến ngành thép, mới đây Bộ Tài chính đã trả lời về góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 57/2020 về biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan của VCCI, trong đó có vấn đề điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng phôi thép.
Việc tăng giá phôi thép thời gian qua theo đánh giá của Bộ Công Thương và Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) chủ yếu do giá nguyên liệu đầu vào trên thị trường thế giới tăng cao và sản xuất phôi thép trong nước phần lớn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là quặng sắt và thép phế liệu. Trên 90% quặng để sản xuất phôi trong nước hiện nay là từ nhập khẩu.
Nguồn cung phôi thép sản xuất trong nước đang dư nên việc tăng thuế xuất khẩu phôi thép cũng chưa hẳn sẽ góp phần làm giảm giá thành thép thành phẩm. Để thúc đẩy ngành thép phát triển bền vững, hạn chế việc khai thác nguồn điện giá rẻ để sản xuất phôi thép cần phải có các giải pháp tổng thể khác.
Do đó, trên cơ sở ý kiến của Bộ Công Thương, VCCI, VSA và các doanh nghiệp sản xuất thép, Bộ Tài chính đang nghiên cứu, rà soát để có mức thuế suất phù hợp đối với mặt hàng phôi thép.
Theo Bộ Tài chính, việc tăng giá phôi thép thời gian qua do giá nguyên liệu đầu vào trên thị trường thế giới tăng cao và sản xuất phôi thép trong nước phần lớn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy