Ảnh Shutterstock
Ðại đa số nhà đầu tư có tâm lý bất an, không biết phía trước sẽ là gì khi nền kinh tế vừa đi qua quý II tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm và khó khăn từ Covid-19 đã thực sự ngấm vào kết quả kinh doanh nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, tâm lý thị trường không phải mới lần đầu khó khăn, bất định như hiện nay.
Chia sẻ với báo chí nhân dấu mốc 20 năm TTCK Việt Nam mới đây, ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Trung tâm Lưu ký chứng khoán nhớ lại, TTCK đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, trong đó có 3 giai đoạn đáng nhớ nhất.
Ðó là năm 2001, khi TTCK mới mở cửa được 1 năm, VN-Index lên đến 571 điểm rồi rơi về 130 điểm. Thứ hai là giai đoạn 2007, TTCK tăng mạnh lên 1.170 điểm rồi sau đó rơi dài hạn về đến đáy 235 điểm.
Thứ ba là giai đoạn 2008-2009, nền kinh tế chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, mất cân đối cung cầu trầm trọng, TTCK suy thoái, bán tháo tràn lan, người làm chính sách rối bời, áp lực…
Trong lúc khó khăn nhất của năm 2008-2009, TTCK khi đó có quy mô vốn tương đối lớn (gần 500.000 tỷ đồng), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã trình Bộ Tài chính để trình Chính phủ một giải pháp đặc biệt.
Ðó là cho phép Tổng công ty Ðầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tách ra một nguồn vốn riêng, có nhiệm vụ mua cổ phiếu để nâng đỡ thị trường.
Thời kỳ đó, mỗi nhà đầu tư chứng khoán chỉ được mở 1 tài khoản chứng khoán, nhưng riêng SCIC được cơ chế đặc cách, mở 5 tài khoản khác nhau tại 5 công ty chứng khoán, tiến hành mua vào cổ phiếu.
Trước giờ giao dịch, một bộ phận lãnh đạo SCIC ngồi lại, đánh giá, chọn lọc cổ phiếu sẽ mua vào trên cơ sở báo cáo của UBCK về thực trạng giải chấp phiên gần nhất và đâu là những mã bị giải chấp quá mạnh.
Với 1.000 tỷ đồng thời đó, SCIC phải thực hiện một nhiệm vụ là chọn hàng để mua vào nhằm ổn định giao dịch, nâng đỡ tâm lý thị trường và khó nhất là không được… để lỗ. Dòng tiền mua này đã làm dịu dần tâm lý lo sợ, bán tháo của nhà đầu tư đại chúng.
Nếu như 12 năm trước, việc đầu tư đỡ tâm lý TTCK được diễn ra một cách âm thầm như vậy thì hiện nay, với TTCK có quy mô vốn hóa tương đương 65% GDP, cơ chế mở hơn, lượng nhà đầu tư tham gia lớn hơn nhiều, mọi hoạt động đầu tư đòi hỏi phải theo cùng quy chuẩn minh bạch.
Tổng giám đốc SCIC Nguyễn Chí Thành chia sẻ, SCIC đang cố gắng thực hiện một chỉ đạo của Chính phủ, đó là xây dựng Quỹ đầu tư của Chính phủ, để cùng với các nhà đầu tư tổ chức, các định chế tài chính trung gian lớn tạo thành một lực lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp dẫn dắt thị trường.
Theo ông Thành, nếu đại dịch Covid-19 còn kéo dài, trong khi Nghị quyết của Chính phủ không cho đầu tư bằng Ngân sách Nhà nước vào các doanh nghiệp nhà nước, thì việc nâng đỡ doanh nghiệp, nâng đỡ tâm lý thị trường chỉ có thể xử lý thông qua Quỹ đầu tư của Chính phủ.
Quỹ sẽ tham gia đầu tư vào các doanh nghiệp trong hoàn cảnh đặc biệt, như tại Vietnam Airlines hiện nay và tham gia đầu tư trên TTCK, để góp sức ổn định thị trường và sinh lợi đồng vốn của Chính phủ trong dài hạn.
Covid-19 hiện nay là một khó khăn rất mới. Tuy nhiên, 20 năm qua, TTCK đã từng đi qua nhiều giai đoạn tưởng chừng đứt gãy nhưng vẫn trụ lại và phát triển.
Trên con đường tương lai, định hướng phát triển các nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp sẽ giúp hoạt động đầu tư trên TTCK minh bạch hơn và khả năng trụ vững trước mọi khó khăn của nền kinh tế tốt hơn.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy