Trong một nhịp hồi phục, thị trường rất dễ chao đảo hoặc đi lên, nhà đầu tư cần chú ý điều gì?
Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/07, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam giảm điểm trước thông tin Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hạ dự báo tăng trưởng GDP 2021 xuống 5,8% do Việt Nam triển khai tiêm chủng chậm, áp dụng biện pháp giãn cách kéo dài ảnh hưởng lớn đến việc lưu thông thương mại và hạn chế các hoạt động kinh tế.
Cụ thể, chỉ số VN-Index giảm 2,5 điểm xuống còn 1.270,79 điểm. Toàn sàn có 188 mã tăng, 171 mã giảm và 64 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,31 điểm xuống 300,8 điểm. Toàn sàn có 96 mã tăng, 99 mã giảm và 173 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,61 điểm lên 84,3 điểm.
Đáng chú ý, thanh khoản thị trường giảm mạnh với tổng giá trị giao dịch đạt 18.200 tỷ đồng, riêng giao dịch khớp lệnh là 14.700 tỷ đồng, giảm 24%, trong đó, riêng sàn HoSE là 12.700 tỷ đồng, giảm 24%. Khối ngoại bán ròng gần 1.400 tỷ đồng trên sàn HoSE.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết 6 tháng cuối năm, xuất khẩu thuỷ sản sang EU khó duy trì được tăng trưởng như mức đầu năm vì ảnh hưởng bởi đợt dịch lần thứ 4 khiến giá cổ phiếu thủy sản giảm ở VHC (-1,5%), ANV (-3,2%). Bộ Công Thương cho biết Peru vừa trở thành nước thành viên thứ 8 thông qua CPTPP, đồ gỗ ngoại thất sang Peru được hưởng mức thuế suất 0% ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, giúp giá cổ phiếu ngành gỗ tăng ở PTB (+1,5%), GDT (+0,7%).
Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo số liệu thống kê 7 tháng đầu năm, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ước hơn 425 triệu tấn (+6% YoY) giúp cổ phiếu ngành logistic tăng ở GMD (+1,7%), HAH (+2,5%). Khối ngoại bán ròng ở VIC (+1%), MSB (-0,4%), CTG (-1,2%).
Các chuyên gia phân tích của CTCK KB Securities Việt Nam (KBSV) nhận định, chỉ số VN-Index vận động giằng co với xu hướng giảm nhẹ về cuối phiên. Diễn biến rung lắc trong biên độ hẹp khi thử thách vùng cản gần quanh 1.280 điểm, cùng với thanh khoản ở mức thấp cho thấy một phiên giao dịch có phần trung tính. Mặc dù vậy, sau khi cho phản ứng hồi phục tích cực tại vùng hỗ trợ mạnh trong phiên liền trước, KBSV nghiêng về kịch bản phiên 21/07 chỉ là nhịp điều chỉnh trong quá trình hồi phục tính từ vùng đáy ngắn hạn. Cơ hội mở rộng thêm của nhịp hồi phục sẽ được bảo lưu chừng nào chỉ số vẫn giữ được vùng hỗ trợ quanh 1.250 điểm (+-5 điểm).
Nhà đầu tư được khuyến nghị có thể nâng thêm 1 phần tỷ trọng tại vùng hỗ trợ đối với những vị thế nắm giữ vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên, việc bán giảm tỷ trọng theo nguyên tắc dừng lỗ ngay sau đó cần được tuân thủ nếu vùng hỗ trợ trên bị xuyên thủng.
Theo các chuyên gia phân tích của CTCK Tân Việt (TVSI), chỉ số VN-Index đóng cửa với cây nến dạng Doji giảm điểm nhẹ đi kèm thanh khoản thấp cho thấy lực bán ra không quá mạnh. Chỉ số vẫn duy trì được mốc hỗ trợ ngắn là vùng đáy tích lũy trước đó quanh 1.270 – 1.272 điểm. Nhịp hồi phục của VN-Index vẫn đang còn và chỉ số đã giảm điểm trở lại khi gặp kháng cự EMA.
Nhìn chung, VN-Index sẽ xác nhận tạo đáy nếu tuần này có thể vượt lên lại vùng kháng cự 1300 điểm và sẽ quay trở lại xu hướng tăng giá nếu vượt thành công mốc 1.330 – 1.340 điểm. Thị trường vẫn chỉ đang trong một nhịp hồi phục, nếu VN-Index để mất mốc 1.260 điểm, chỉ số khả năng sẽ tiếp tục một nhịp kiểm tra lại vùng đáy đã tạo trước đó.
“Chúng tôi vẫn kỳ vọng VN-Index vẫn tiếp tục hồi phục lấp hoàn toàn vùng gap trước. Trong ngắn hạn, VN-Index sẽ thử thách vùng kháng cự rất mạnh quanh 1.280 – 1.305 điểm và hy vọng có thể vượt qua để sớm quay trở lại đà tăng giá", các chuyên gia phân tích nhận định.
Phân tích kỹ thuật diễn biến chỉ số VN-Index (nguồn: Yuanta Việt Nam)
Còn theo CTCK Yuanta Việt Nam, các chuyên gia phân tích cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục giằng co quanh vùng kháng cự 1.276 – 1.300 điểm của chỉ số VN-Index. Đồng thời, chỉ số VN-Index vẫn có khả năng giảm điểm về lại vùng 1.210 – 1.261 điểm. Trong trường hợp nếu chỉ số VN-Index vượt được mức 1.300 điểm với khối lượng giao dịch vượt mức 620 triệu cổ phiếu thì thị trường có thể sẽ bước vào giai đoạn tích lũy và sớm xác lập vùng đáy ngắn hạn. Điểm tích cực là xung lực giảm giá có dấu hiệu suy yếu và mức định giá ngắn hạn đang hấp dẫn hơn, nhưng Yuanta cho rằng cần điểm xác nhận rõ ràng.
“Xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục quan sát và hạn chế mua/bán ở phiên kế tiếp”, các chuyên gia của Yuanta Việt Nam khuyến nghị.
Tác giả: Nguyễn Long
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy