Theo Financial Times, người dùng đang rút các khoản đầu tư khỏi lĩnh vực DeFi (tài chính phi tập trung) sau thảm họa LUNA. Sự sụp đổ của hệ sinh thái này đã khiến không ít nhà đầu tư mất niềm tin vào lĩnh vực tài chính phi tập trung.
Ethereum, loại tiền số được xem là đại diện cho ngành DeFi đã giảm hơn 30% giá trị trong tháng qua. Hiện vốn hóa của ETH dao động quanh mốc 228 tỷ USD.
Giá Ethereum sụt giảm sau vụ LUNA. Ảnh: CoinMarketCap.
Nhiều nhà đầu tư ủng hộ tiền số xem tài chính phi tập trung là một trong những ngành có tiềm năng trong thị trường. Các dự án DeFi hướng đến không gian tài chính mở, sử dụng các nền tảng tự động kiểm soát.
Tuy vậy, vụ sụp đổ 40 tỷ USD của LUNA và stablecoin UST đã nêu bật những rủi ro khi đầu tư vào các dự án tài chính phi tập trung. Đồng thời, các sai sót trong mô hình hoạt động có thể khiến nhà đầu tư mất sạch tiền.
“Niềm tin vào thị trường tiền số nói chung và tài chính phi tập trung nói riêng vẫn đang ở mức thấp nhất trong lịch sử. Chúng tôi nghĩ niềm tin khó có thể phục hồi nhanh chóng vào lúc này”, Sipho Arntzen, Nhà phân tích tại ngân hàng tư nhân Julius Baer tại Thụy Sĩ cho biết.
Các nhà phân tích nhận định rằng sự sụt giảm của Ethereum là một dấu hiệu cho thấy LUNA đã khiến ngành tài chính phi tập trung “nguội lạnh”. Theo dữ liệu từ Coinshares, 56 triệu dòng vốn trên Ethereum đã chảy ra ngoài vào tháng 5. Con số này nâng tổng dòng tiền ròng lên 250 triệu USD. Ngược lại, các sản phẩm trên chuỗi khối của Bitcoin thu hút hơn 369 triệu USD vốn ròng trong năm 2022.
Dòng vốn đổ vào Bitcoin cao hơn so với Ethereum. Ảnh: Coinshares.
“Vì Ethereum là chuỗi khối cung cấp cơ sở hạ tầng cho các nền tảng DeFi, chúng tôi tin rằng các lần rút vốn của nhà đầu tư là dấu hiệu của việc mất niềm tin vào ngành”, Arntzen nói.
Các nhà phân tích cho rằng việc rút vốn khỏi ETH cũng phản ánh nhu cầu của người dùng với các lĩnh vực khác như NFT và các giao thức vay, cho vay.
“ETH giống như Netflix (NFLX) hay các mã chứng khoán khác. Chúng phản ánh kỳ vọng về nhu cầu của người dùng trong tương lai. Nếu Cục Dự trữ Liên bang thắt chặt chính sách tiền tệ, kinh tế thế giới suy thoái, giá xăng tăng thì người dùng sẽ không chi tiền cho thị trường tiền số”, Ilan Solot, chuyên gia của Tagus Capital nhận định.
Daniel Ives, nhà phân tích tại Wedbush cho rằng các nhà đầu tư đã “chán nản” các loại tài sản rủi ro cao, không chỉ là tiền số. Ông cho biết lĩnh vực DeFi đã vướng phải làn sóng rủi ro này.
Dữ liệu từ thị trường phái sinh cũng cho thấy các nhà đầu tư vẫn lo ngại về tiềm năng ngắn hạn của Ethereum. Đồng thời, ở thị trường quyền chọn, người dùng nhận thấy điều kiện giao dịch khó khăn hơn với Ethereum.
“Khác với Bitcoin, thị trường đã thận trọng hơn với Ethereum do hiệu suất gần đây đã sụt giảm”, Adam Farthing, Giám đốc rủi ro tại B2C2 cho biết.
Theo Financial Times, Bitcoin vẫn được một số nhà đầu tư xem là loại tài sản chống lạm phát, dù đồng tiền số này đã giảm hơn 50% so với mốc giá đỉnh. Hiện Bitcoin được giao dịch quanh mốc 31.376 USD/ đồng.
Thông tin về loại tiền số trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Zing News. Hoạt động đầu tư tiền mã hóa chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính. |
Tác giả: An Khang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy