Thị trường ô tô Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
04/03/2015 12:23:16
ANTT.VN - Một cái nhìn khách quan từ phóng viên nước ngoài cho thấy để cạnh tranh với Lamborghini, Bentley, Rolls - Royce hay chỉ là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, thị trường ô tô Việt Nam còn thiếu những gì.

Tin liên quan

Phóng viên Elisabeth Rosen của Nikkei Asia Review - tờ báo Nhật tập trung vào các vấn đề nổi cộm của châu Á đã thể hiện cái nhìn khách quan về thị trường ô tô Việt.

Doanh thu từ công nghiệp ô tô đang bùng nổ ở Việt Nam, nhờ lãi suất thấp hơn và lạm phát, cùng với nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng đang ngày càng giàu có tại đây. Tuy nhiên, các nhà sản xuất địa phương phải đối mặt với sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu trước khi kế hoạch dỡ bỏ thuế nhập khẩu ô tô vào đối với các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đi đến hồi kết.

Ước mơ xế hộp của người Việt

Trụ sở đầu tiên của hãng siêu xe Rolls - Royce xuất hiện tại Hà Nội, Việt Nam

Horst Herdtle, giám đốc điều hành của hãng Euro Auto, nhà nhập khẩu BMW cho biết “chuyển từ một chiếc xe máy sang sử dụng ô tô, để gia đình không phải chịu cảnh mưa và bụi khi thời tiết xấu là một giấc mơ của rất nhiều người Việt Nam,”

Trong 10 tháng đầu năm ngoái, hơn 121.600 chiếc ô tô đã được bán ra thị trường Việt Nam, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 2013.

Nhà sản xuất Việt Trường Hải Auto Corporation hay còn gọi là Thaco, là nhà sản xuất dẫn đầu thị trường với doanh số 10 tháng đầu năm cán mốc 33.000 xe, tăng 50% so với năm ngoái. Hãng Toyota của Nhật Bản tại Việt Nam theo sát Thaco với doanh số 32.000 xe, tăng 20%. Các thương hiệu nước ngoài khác, như của Đức BMW và Audi, một đơn vị của Volkswagen của Đức, cũng báo cáo tăng trưởng doanh số bán hàng.

Để đáp lại nhu cầu sắm xe ô tô tăng mạnh, nhà sản xuất Ford cũng đăng thông báo tuyển thêm 40% nhân sự cho nhà máy tại Hải Dương với hơn 600 nhân công. Các hãng sản xuất khác cũng đang có kế hoạch mở rộng riêng, dù hầu như thành viên của Hiệp hội Ô Tô Việt Nam (VAMA) cũng “đang chờ đợi những chính sách (gỡ bỏ thuế nhập khẩu) sớm đi đến hồi kết,” theo Jesus metelo Arias giám đốc của Ford Việt Nam và chủ tịch của VAMA.     

Những bánh xe nước ngoài được ưa thích

Việc số lượng ô tô nhập khẩu tăng như vũ bão gần đây có khả năng làm tổn thương thị trường ô tô nội địa của Việt Nam, với những đối thủ mạnh trong khu vực như Thái Lan, Indonesia và Malaysia về cả quy mô và sự tinh tế. Ô tô nhập khẩu chiếm khoảng 25% thị trường Việt Nam, ông Arias cho hay. Trong khi đó, dù con số này vẫn thấp hơn mức 29% đỉnh điểm của năm 2009, thị phần của ô tô nhập khẩu đã tăng liên tục trong hai năm qua.

Rất nhiều trong số ô tô nhập khẩu được sản xuất tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan nhưng lại mang biển hiệu phương Tây. Trong 9 tháng đầu năm 2014, Trung Quốc xuất khẩu 8.388 ô tô vào Việt, gần như gấp đôi so với năm ngoái. Đồng Yên mất giá cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nhập khẩu Nhật Bản, giúp những chiếc Toyota Vios, chủ yếu là nhắm vào các thị trường mới nổi châu Á, đạt được một chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng trung lưu.

Việt Nam hiện là thị trường Mercedes - Benz phát triển nhanh nhất ở châu Á, các nhà sản xuất hạng sang của Đức với hơn 1.100 chiếc được tiêu thụ chỉ trong nửa đầu năm 2014 - con số cao nhất kể từ khi dòng xe này xuất hiện nội địa. Giám đốc điều hành Michael Behrens cho biết công ty đã bán được hơn 200 xe ô tô trong tháng mười năm ngoái, cũng là một kỷ lục.

“Ô tô là loại phương tiện thuận lợi và hiện đại nhất. Độ an toàn cũng rất cao”, ông Nguyễn Quang Hưng, người đã trả 117.000 USD để tậu chiếc Mercedes trong tháng 8 cho biết. Mỗi ngày, ông dùng ô tô để đi từ nhà của ông ở phía tây Hà Nội đến văn phòng của mình tại ngân hàng GP Bank ở trung tâm thành phố.

Khi đường bộ được nâng cấp, những chiếc ô tô thể thao đa dụng cỡ nhỏ cũng trở nên phổ biến hơn trên đường phố Việt Nam. Năm ngoái, Ford Việt Nam vừa tung ra chiếc xe thể thao đa dụng nhỏ gọn EcoSport, hiện giờ đang là mặt hàng bán chạy hàng đầu của hãng này. Hãng siêu xe đình đám Rolls-Royce cũng đã mở showroom đầu tiên tại Hà Nội vào tháng 8/2014. Trong khi đó nhà sản xuất Bentley của Volkswagen cũng đã đặt chân đến thủ đô Việt Nam chỉ hai tháng sau đó. Lamborghini, dòng xe thể thao nổi tiếng của Ý do Volkswagen sở hữu cũng dự kiến sẽ sớm xuất hiện tại đây.

Chiếc Rolls – Royce Ghost SWB có giá 17 tỉ đồng (794.300 USD) cùng với 120 dòng Rolls-Royce khác cũng đã có mặt tại Việt Nam. Dòng phổ biến nhất là chiếc Phantom với giá 25 tỷ đồng, chiếm 60% thị phần trong doanh số bán lẻ của Rolls Royce.

“Người giàu đang xuất hiện tại Việt Nam nhiều hơn. Họ muốn được thể hiện sự giàu có của mình hơn nữa,” bà Nguyễn Thị Hồng Lê, giám đốc marketing tại Porsche Việt Nam lý giải cho nhu cầu ô tô bùng nổ tại đây.
 

Sự cạnh tranh đang nóng dần lên

Các nhà sản xuất ôtô Việt đang phải chật vật để cạnh tranh. "Việt Nam chưa phát huy được thế mạnh của các ngành công nghiệp hỗ trợ, do đó để có một ngành công nghiệp ô tô cạnh tranh quốc gia sẽ phải đồng thời chú trọng điểm này. Thị phần địa phương dành cho phạm vi ngành công nghiệp thành phần chiếm 5% đến 25% của xe lắp ráp trong nước Edward Barbour – Lacey biên tập viên cao cấp của tờ Vietnam Briefting cho biết.

Tháng 7/2014, chính phủ đã đưa ra một kế hoạch tổng thể có sự tham gia của đại diễn các hãng sản xuất ô tô nhằm kêu gọi họ áp dụng các công nghệ tiên tiến và thúc đẩy hợp tác với các hãng sản xuất quốc tế, với mục tiêu đáp ứng 65% nhu cầu sản xuất thành phần lắp ráp ô tô trong nước vào năm 2035. Ngoài ra còn có kế hoạch thành lập một trung tâm công nghiệp ở khu kinh tế mở Chu Lai, ở miền trung Việt Nam, với các ưu đãi tài chính cho các nhà đầu tư.

Ông Arias cho biết kế hoạch tổng thể là “một bước đi tốt nếu được thực hiện đúng cách,” tuy nhiên vẫn còn nhiều việc cần phải làm. “ Nếu Việt Nam tự sản xuất ô tô trong điều kiện hiện nay, giá thành có thể đắt hơn 20% so với nhập khẩu”, ông nói.

Một kế hoạch của chính phủ Việt Nam trước đó vào năm 2010 nhằm tăng cường sản xuất đã không thành công do thiếu sự hỗ trợ từ các nhà sản xuất, và nhiều người đang hoài nghi về kế hoạch mới sẽ làm được gì nhiều để làm cho ngành công nghiệp có tính cạnh tranh hơn.

Trong khi đó, các nhà sản xuất địa phương đang ngày càng lo lắng về Hiệp định Hàng hóa Thương Mại ASEAN, một phần của một kế hoạch rộng lớn hơn cho Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Các thỏa thuận này sẽ có hiệu lực đầy đủ vào năm 2018, sẽ bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với ô tô sản xuất trong khu vực Đông Nam Á.

Bất chấp lời kêu gọi của chính phủ, nhiều người cho rằng các nhà sản xuất nội địa sẽ chọn cách rút khỏi thị trường hơn là cạnh tranh bình đẳng với những người khổng lồ sản xuất xe trong khu vực như Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Ba quốc gia trên đã đã sản xuất hơn 3 triệu chiếc xe trong năm nay, trong khi con số đó tại Việt Nam chỉ là 97.430.

 “Thực sự thì, phát triển nền công công nghiệp ô tô nội địa có vẻ không phải là ý tưởng tốt nhất bởi Việt Nam đang tụt hậu khá xa so với những quốc gia khác về lợi thế cạnh tranh, công nghệ là một ví dụ”, biên tập viên Barbour – Lacey cho hay. “Vào năm 2018, ô tô sẽ được nhập khẩu với mức thuế 0 đồng giữa các quốc gia ASEAN. Nếu Việt Nam vẫn chưa phát triển được một ngành công nghiệp ô tô mang tính cạnh tranh tới lúc đó, tôi nghĩ trò chơi đã thực sự kết thúc rồi”, ông nói.

Tú Anh (theo Nikkei Asia)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến