Dù chịu đôi chút áp lực nhưng thị trường nhanh chóng lấy lại sắc xanh sau khi mở cửa, tuy nhiên vẫn ở trong trạng thái “xanh vỏ đỏ lòng”. Đến cuối phiên sáng, cổ phiếu trụ không đủ vững cùng việc các nhóm ngành giảm điểm khiến sắc đỏ chi phối thị trường.
Cấc cổ phiếu giảm cũng không mất điểm sâu, trong đó GVR dẫn đầu thị trường giảm 2%, SSI cũng mấy 2%, CTG và STB giảm 1,8%, còn lại chỉ giảm nhẹ. Ở chiều tăng, SAB nhích 3,7%, FPT tăng 3,33% và POW tăng 2,4%.
Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 2/5, VN-Index giảm 1,57 điểm, tương đương 0,13% xuống 1.207,95 điểm. Toàn sàn có 194 mã tăng và 241 mã giảm.
Bước sang phiên chiều, thị trường phục hồi nhẹ và lực mua mạnh dần về cuối phiên giúp chỉ số bốc đầu tăng và đóng cửa ở mức cao nhất trong ngày.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/5, VN-Index tăng 6,84 điểm, tương đương 0,57% lên 1.216,36 điểm. Toàn sàn có 268 mã tăng và 194 mã giảm, 75 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,67 điểm lên 227,49 điểm. Toàn sàn có 82 mã tăng, 87 mã giảm và 74 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,94 điểm lên 89,7 điểm. Rổ VN30 có 19 mã tăng giá và 9 mã giảm giá.
Dẫn đầu đà tăng của thị trường là FPT khi tiếp tục thiết lập kỷ lục về giá. Kết phiên 2/5, mã FPT tăng 3,33% lên 127.300 đồng/cổ phiếu. So với thời điểm đầu năm, thị giá mã này đã tăng đến 32,5%. Vốn hoá thị trường theo đó cũng tăng 39.877 tỷ đồng lên mức 161.667 tỷ đồng. Kết quả này đã đưa FPT quay lại top 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Diễn biến thị giá cổ phiếu FPT (Nguồn: TradingView).
Không chỉ riêng cổ đông hưởng lợi, tài sản dàn lãnh đạo FPT cũng gia tăng đáng kể sau cú bứt tốc này. Theo đó, với 88,73 triệu cổ phiếu FPT đang sở hữu, tài sản Chủ tịch Trương Gia Bình tăng 2.707 tỷ đồng kể từ đầu năm lên 11.265 tỷ đồng. Phó Chủ tịch Bùi Quang Ngọc cũng đang nắm giữ 2.652 tỷ đồng, Thành viên HĐQT Đỗ Cao Bảo đang nắm giữ 1.535 tỷ đồng.
Tính từ đầu năm, tổng tài sản của 3 nhà sáng lập FPT này đã tăng gần 3.800 tỷ đồng lên mức 15.500 tỷ đồng.
Trở lại với thị trường chung, nhóm ngân hàng cũng ghi nhận kết quả khởi sắc, đơn cử VCB dẫn thứ 2 đà tăng của thị trường khi đóng góp gần 1 điểm, SAB cũng đóng góp 0,7 điểm. Đặc biệt VBB tăng kịch trần lên 12.700 đồng/cổ phiếu. Dù vậy, vẫn còn một số mã giảm điểm tác động đến thị trường như CTG, VPB, STB, KPB, TPB.
Sau thông tin về việc chưa thể vận hành hệ thống KRX vào ngày 2/5 như thông báo trước đó, nhóm chứng khoán tiếp tục chịu ảnh hưởng khi sắc đỏ bao trùm và là ngành có tác động tiêu cực nhất thị trường. Chỉ còn một vài mã kết phiên trong sắc xanh nhưng không tác động lớn như TVS, VIG, IV,S TCI DSC.
Diễn biến chỉ số VN-Index ngày 2/5 (Nguồn: FireAnt).
Tổng giá trị khớp lệnh trong phiên hôm nay ở mức 16.027 tỷ đồng, giảm 8% so với hôm qua, trong đó, giá trị khớp lệnh trên sàn HoSE đạt 14.399 tỷ đồng. Tại nhóm VN30, thanh khoản đạt 6.136 tỷ đồng.
Khối ngoại đã quay lại bán ròng với giá trị 911 tỷ đồng phiên hôm nay, trong đó khối này giải ngân 1.666 tỷ đồng và bán ra 2.577 tỷ đồng.
Những mã bị đẩy bán mạnh nổi bật là BWE 514 tỷ đồng, quỹ FUESVFL 130 đồng, SSI 103 tỷ đồng, CTG 65 đồng, DIG 61 tỷ đồng,… Ngược lại, những mã được mua gom chủ yếu MWG 242 tỷ đồng, BID 55 tỷ đồng, VNM 45 tỷ đồng, SAB 35 tỷ đồng, VHM 25 tỷ đồng,....
Tác giả: Trần Thị Tú Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy