Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 30/9 giảm 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 56,25 – 56,87 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 7,7 USD xuống 1.726,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng gần như chỉ giằng co quanh 1.730 USD/ounce với biên độ hẹp cho đến cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 94,33 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 30/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.162 đồng/USD, tăng 7 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.660 – 22.860 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,19 USD (+0,25%), lên 75,02 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,03 USD (+0,04%), lên 78,67 USD/thùng.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đứng 41.300 USD thì sang ngày hôm nay đã tăng vọt và leo lên trên 43.100 USD/BTC vào cuối ngày.
Chứng khoán trong nước
VN-Index đi ngang, chú ý dấu hiệu thanh khoản
Diễn biến giao dịch nhàm chán, lình xình từ nửa sau của phiên sáng do sự thận trọng của nhà đầu tư tiếp diễn cho đến khi đóng cửa.
Đáng kể nhất vẫn là thanh khoản, cả 3 phiên gần đây sụt giảm đáng ngại, nhất là trong phiên hôm nay giảm có khối lượng giao dịch thấp nhất trong 2 tháng kể từ phiên 28/7.
Về lý thuyết, khi thị trường có thanh khoản thấp là chỉ báo thị trường tạo đáy vì lượng bán ra cạn kiệt, tuy nhiên điều này chỉ đúng khi thị trường đang trong xu hướng giảm chẳng hạn như giai đoạn đầu tháng 2/2021 và nửa cuối tháng 7/2021.
Còn thời điểm hiện tại, thị trường vẫn trong giai đoạn đi ngang trong biên độ hẹp suốt cả tháng 9/2021, sự co hẹp thanh khoản chưa hẳn đã mang ý nghĩa như trên.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đ bán ròng 6,56 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 169,53 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 30/9: VN-Index tăng 2,85 điểm (+0,11%), lên 1.342,06 điểm; HNX-Index tăng 3,03 điểm (+0,86%), lên 357,33 điểm; UpCoM-Index tăng 0,63 điểm (+0,65%), lên 96,56 điểm.
Trong tháng 9 này, chỉ số VN-Index tăng 10,59 điểm, tương đương +0,79%, còn trong quý III, VN-Index cũng chỉ tăng 14,01 điểm, tương ứng +1,05%.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall hồi phục nhẹ trong phiên ngày thứ Tư (29/9) khi lợi suất trái phiếu chính phủ tạm dừng đà tăng song lo lắng về trần nợ công khiến thị trường biến động mạnh.
Trong khi đó, Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu tại một sự kiện của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) bày tỏ sự thất vọng về sự dứt gãy liên tục trong chuỗi cung ứng có thể khiến lạm phát tăng cao trong thời gian dài hơn dự kiến.
Giải quyết “căng thẳng” giữa lạm phát cao và tỷ lệ thất nghiệp vẫn gia tăng là vấn đề cấp bách nhất mà Fed phải đối mặt ngay bây giờ, ông Powell cho biết.
Kết thúc phiên 29/9, chỉ số Dow Jones tăng 90,73 điểm (+0,26%), lên 34.390,72 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 6,83 điểm (-0,16%), lên 4.359,46 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 34,34 điểm (-0,24%), xuống 14.512,44 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, nhưng tổng kết có tháng tốt nhất kể từ tháng 11/2020.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,31% xuống 29.452,66 điểm, nhưngtrong tháng 9 tăng 4,85%.
Chỉ số Topix mất 0,4% xuống 2.030,16 điểm và tăng 3,45% trong tháng 9 này.
Phiên hôm nay, Nhà sản xuất linh kiện điện tử Murata Manufacturing, Keyence và Nintendo sẽ được thêm vào chỉ số Nikkei 225 từ tháng tới, thay thế cho Sky Perfect JSAT Holdings, Toyo Seikan Group Holdings và Nisshinbo Holdings.
Cổ phiếu Sky Perfect giảm 0,46%, Toyo Seikan mất 3,44% và Nisshinbo trượt 2,97%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, khi hoạt động của nhà máy tháng 9 yếu hơn dự kiến làm dấy lên hy vọng nới lỏng chính sách hơn từ Bắc Kinh.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,9% lên 3.568,17 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,67% lên 4.866,38 điểm.
Trong quý III, chỉ số CSI300 giảm 6,8%, mức giảm lớn nhất kể từ quý đầu tiên của năm 2020.
Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của ngành sản xuất ở mức 49,6 điểm vào tháng 9, thấp hơn so với mức 50,1 điểm vào tháng 8, do giá nguyên liệu thô cao và việc cắt điện đã gây áp lực lên các nhà sản xuất.
Chỉ số phụ bất động sản tăng 1,2%, sau khi ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết, các tổ chức tài chính nên duy trì sự phát triển ổn định và lành mạnh của thị trường bất động sản và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, do cổ phiếu công nghệ kéo lùi, sau khi Trung Quốc cho biết họ sẽ thiết lập các quy tắc quản trị cho các thuật toán trong khoảng ba năm.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,36% xuống 24.575,64 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,39% xuống 8.726,38 điểm.
Trong quý III, Hang Seng-Index giảm 14,8%, mức giảm lớn nhất trong một quý kể quý đầu tiên của năm 2020. Chỉ số số Hang Seng China Enterprises giảm 18,2%, mức giảm lớn nhất trong sáu năm.
Phiên này, chỉ số phụ ngành công nghệ giảm 1,3%, sau khi Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc hôm qua cho biết, các thuật toán do các công ty công nghệ phát triển nên đề cao các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội và các doanh nghiệp nên thiết lập các hệ thống về an toàn thuật toán và trách nhiệm.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, nhưng kết thúc tháng 9 giảm hơn 4% khi các nhà đầu tư e ngại tác động của chi phí năng lượng tăng vọt và sự sụp đổ có thể xảy ra ở tại China Evergrande.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,28% lên 3.068,82 điểm. KOSPI đã tăng 6,8% cho đến nay từ đầu năm, nhưng đã mất 4,6% trong tháng 9 vừa qua.
Hôm nay, trong số các cổ phiếu lớn, gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics đi ngang, SK Hynix tăng 3%, LG Chem tăng 1,17% và Naver tăng 0,26%.
Kết thúc phiên 30/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 91,63 điểm (-0,31%), xuống 29.452,66 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 31,87 điểm (+0,90%), lên 3.568,17 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 87,86 điểm (-0,36%), xuống 24.575,64 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 8,55 điểm (+0,28%), lên 3.068,82 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Hỗ trợ lãi vẫn cần điều chỉnh
Ước tính các ngân hàng giảm lãi vay rất lớn, tới 26.000 tỷ đồng, nhưng con số này đang không dành cho tất cả.
- Doanh nghiệp niêm yết nỗ lực hóa giải khó khăn quý III
Lường trước kết quả kinh doanh quý III/2021 không mấy khả quan, nhưng nhiều doanh nghiệp nỗ lực cơ cấu lại hoạt động để hoàn thành kế hoạch năm..>> Chi tiết
- Thực ảo kỳ vọng thoái vốn tạo sóng cổ phiếu
Nhiều cổ phiếu nằm trong danh sách thoái vốn nhà nước, hoặc có “tin đồn” về thoái vốn có diễn biến tăng giá khá tốt trong thời gian qua.
- Thị trường nhiều khả năng dao động quanh 1.300 - 1.400 điểm quý cuối năm
Tỷ trọng lớn các nhà đầu tư và chuyên gia tham dự cuộc tọa đàm trực tuyến của VNDirect chiều 29/9 bỏ phiếu cho phương án VN-Index dao động trong khoảng 1.300-1.400 điểm cho quý cuối cùng của năm 2021.
- Chủ tịch Fed: Lạm phát dự kiến sẽ kéo dài vào năm 2022
Hôm thứ Tư (29/9), Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell cho biết, ông nhận thấy rằng áp lực lạm phát hiện tại sẽ kéo dài đến năm 2022.
Tác giả: Thạch Bắc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy