Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 5/11 tăng 200.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 58,05 – 58,77 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 22,5 USD lên 1.791,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiến tới 1.800 USD/ounce, nhưng đã không thể giữ được mốc này vào cuối ngày khi quay về lại 1.795 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 94,27 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 5/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.133 đồng/USD, giảm 19 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.570 – 22.770 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,86 USD (+1,09%), lên 79,69 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,48 USD (+0,60%), lên 81,02 USD/thùng.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua dừng ở 61.200 USD, thì sang ngày hôm nay đã hồi nhẹ và lên trên 61.300 USD/BTC vào cuối ngày.
Chứng khoán trong nước
VN-Index tăng tốc
Trong phiên giao dịch sáng nay, VN-Index chủ yếu rung lắc nhẹ và đã bật khá mạnh trong phiên chiều và điểm đến dòng tiền chảy mạnh vào nhóm phân bón giúp VN-Index áp sát mốc 1.460 điểm trước khi hạ nhiệt đôi chút về cuối phiên.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, giao dịch vẫn khởi sắc và sôi động với HAG, AMD, HAI, IDI vẫn trong trạng thái dư mua trần khá lớn; ROS, HQC, FLC, HNG, ITA, DXG… đều kết phiên trong sắc xanh.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 2,5 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 222,92 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 5/11: VN-Index tăng 8,17 điểm (+0,56%), lên 1.456,51 điểm; HNX-Index tăng 5,22 điểm (+1,24%), lên 427,64 điểm;UpCoM-Index tăng 0,82 điểm (+0,76%), lên 108,2 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tiếp tục giao dịch tích cực trong phiên ngày thứ Năm (4/11), khi các nhà đầu tư tin tưởng vào quyết định chính sách Fed, bên cạnh trợ lực từ dữ liệu kinh tế mạnh mẽ.
Bộ Lao động Mỹ báo cáo, số đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp tại nước này giảm 14.000 đơn, xuống còn 269.000 đơn trong tuần kết thúc vào ngày 30/10.
Đây là mức thấp nhất kể từ giữa tháng 3/2020, thời điểm nền kinh tế Mỹ phải đóng cửa để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm Covid-19.
Đáng chú ý trong phiên, cổ phiếu Moderna lao dốc 18% sau khi hãng giảm dự báo doanh số năm 2021 đối với vắc xin Covid-19 xuống còn 5 tỷ USD.
Kết thúc phiên 4/11, chỉ số Dow Jones giảm 33,55 điểm (-0,09%), xuống 36.124,23 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 19,49 điểm (+0,42%), lên 4.680,06 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 128,72 điểm (+0,81%), lên 15.940,31 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, bị đè nặng bởi những bất ổn về triển vọng của các doanh nghiệp trong nước.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,61% xuống 29.611,57 điểm. Chỉ số Topix mất 0,69% xuống 2.041,42 điểm.
Trong tuần, Nikkei 225 tăng 2,49%, trong khi Topix tăng 2,01%.
Shigetoshi Kamada, tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu tại Tachibana Securities, cho biết: “Chúng tôi đã dự kiến sẽ có một loạt các đợt điều chỉnh tăng triển vọng lợi nhuận của các doanh nghiệp vào cuối năm nay, nhưng hóa ra chúng tôi đang thấy một kết quả có cả tốt và xấu”.
Mức giảm hàng đầu trên Nikkei 225 là cổ phiếu hãng sản xuất máy điều hòa không khí Daikin Industries và hãng sản xuất thiết bị y tế Terumo lần lượt giảm 2,64% và 5,42%, sau khi triển vọng lợi nhuận của họ không được như kỳ vọng của thị trường.
Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu lớn về công nghệ tăng với Konami Holdings và KDDI tăng lần lượt 4,45% và 0,08%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi chịu sức ép từ nhóm cổ phiếu khai thác than, trong bối cảnh Trung Quốc có các biện pháp tích cực để kiềm chế giá than tăng và thúc đẩy sản xuất.
Đóng cửa, Shanghai Composite mất 1% xuống 3.491,57 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,5% xuống 4.842,35 điểm.
Trong tuần, chỉ số CSI300 giảm 1,4%, còn Shanghai Composite giảm 1,6%.
Cổ phiếu các công ty khai thác than giảm 4,4%, khi cơ quan hoạch định nhà nước của Trung Quốc cho biết, tồn kho tại các nhà máy điện vượt 112 triệu tấn trong ngày 3/11, tăng 31 triệu tấn so với cuối tháng 9 và đã quay trở lại "mức bình thường" như các năm trước.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, do các cổ phiếu công nghệ lớn kéo lùi.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,41% xuống 24.870,51 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 1,48% xuống 8.820,83 điểm.
Trong tuần, Chỉ số Hang Seng và HSCE lần lượt giảm 2% và 1,6%.
Chỉ số công nghệ giảm 1,6%, với các công ty Alibaba Group, Meituan và Tencent Holdings đều giảm hơn hơn 2,7%.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, do rủi ro lạm phát ngày càng tăng và chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn ách tắc làm giảm khẩu vị rủi ro trên thị trường.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 0,47% xuống 2.969,27 điểm.
Trong số các cổ phiếu lớn, gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics giảm 0,57% và SK Hynix tăng 0,94%, trong khi LG Chem giảm 0,51% và Naver giảm 0,24%.
Kết thúc phiên 5/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 182,80 điểm (-0,61%), xuống 29.611,57 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 35,30 điểm (-1,00%), xuống 3.491,57 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 354,68 điểm (-1,41%), xuống 24.870,51 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm 13,95 điểm (-0,47%), xuống 2.969,27 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Sáng tối lợi nhuận ngân hàng nhỏ
Đa phần các ngân hàng quy mô nhỏ ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng dương trong 9 tháng đầu năm 2021, nhưng việc bị “ngấm đòn” Covid cũng đã rõ ràng hơn...
- Doanh nghiệp xây lắp: Tiếp tục tăng nợ phải thu
Nhiều doanh nghiệp xây lắp đối mặt với tình trạng “thanh toán sau”, “trả chậm”, “nợ”, dẫn đến thời gian thu hồi tiền kéo dài, thậm chí “lãi giả, lỗ thật”...
- Quý III/2021, nhiều công ty lãi lớn nhờ đầu tư tài chính
Bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng một số doanh nghiệp vẫn đạt lợi nhuận khả quan, thậm chí cao kỷ lục trong quý III/2021 nhờ ghi nhận lãi từ hoạt động đầu tư chứng khoán...
- Đua tăng vốn, công ty chứng khoán vẫn hụt hơi với margin
Tại hơn 70 công ty chứng khoán, các khoản cấp cho khách hàng dưới hình thức cho vay ký quỹ (margin) và ứng trước tiền bán của công ty cho nhà đầu tư đã mang về hơn 9.800 tỷ đồng...
- Mỹ sẽ tiếp tục nỗ lực làm hạ giá dầu
Hôm thứ Năm (4/11), Mỹ cảnh báo, OPEC+ có nguy cơ làm suy giảm sự phục hồi kinh tế thế giới do không cung cấp thêm sản lượng dầu và báo hiệu rằng nỗ lực giảm giá dầu thô cao của Mỹ vẫn chưa kết thúc...
Tác giả: Thạch Bắc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- áo lớp Hải Anh
- cây hoa giả trang trí phòng khách ATZDECOR
- Dự án Haus Đà Lạt The One Destination
- áo gió đồng phục Hải Anh
- Dự án Imperia Signature Cổ Loa
- xe nâng điện toyota cũ
- Mẫu đơn xin nghỉ phép năm 2024
- Căn hộ fiato uptown
- xưởng may áo gió đồng phục giá rẻ
- dự án gem park hải phòng
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy