Giá vàng trong nước không vận động cùng thế giới
Nguồn: SJC
Khi vàng không còn là địa chỉ đầu tư an toàn hấp dẫn, giá vàng thế giới tiếp tục đi xuống trong quý 3. Trong khi đó, vàng trong nước tuy cũng có xu hướng giảm nhẹ nhưng nhìn chung vẫn duy trì được sự ổn định tương đối khi so với giá thế giới.
Giá vàng nội địa chỉ dao động trong ngưỡng 36,4 - 36,7 triệu VND/lượng trong quý 3. Trong khi đó, giá vàng thế giới từ mức 34,6 triệu VND/lượng (quy đổi) cuối quý 2 đã giảm tương đối nhiều về mức 33,4 triệu VND/lượng tại thời điểm cuối tháng Chín. Như vậy, biên độ chênh lệch giá sau quý 3 tiếp tục được kéo giãn từ 2 triệu VND/lượng lên mức gần 3 triệu VND/lượng, tiếp tục phản ánh sự thiếu liên thông giữa thị trường trong nước và thế giới.
Thị trường căn hộ đi vào vũng trũng
Nguồn: CBRE
Theo báo cáo Kinh tế vĩ mô quý 3 ngày 10/10 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), sau quý 2 sụt giảm cả về lượng mở bán mới và doanh số bán ra, thị trường căn hộ trong quý 3/2018 không có nhiều khởi sắc, thậm chí có phần sụt giảm. Quan niệm tháng 7 âm lịch không tốt cho hoạt động kinh doanh mua bán là một phần nguyên nhân dẫn tới giao dịch thường không cao trong quý 3. Theo số liệu từ CBRE Việt Nam, tại thị trường Hà Nội, tổng nguồn cung căn hộ để bán mới trong quý 3 đạt 5.000 căn, giảm tới 23,5 % so với quý 2/2018 và giảm gần 40,0% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, lượng căn hộ bán ra cũng ghi nhận sự sụt giảm đáng kể khi chỉ có 4.300 giao dịch thành công, giảm tới 21,0% so với cùng kỳ năm trước và cũng giảm 27,1% so với Quý 2/2018.
Tại TP Hồ Chí Minh, tuy lượng mở bán mới cao hơn quý 2/2018, số giao dịch thành công cũng chứng kiến sự giảm tương đối mạnh như thị trường Hà Nội. Cụ thể, số căn hộ mở bán mới trong quý là 6.711 căn, tăng 9,9% so với quý 2/2018 nhưng giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, lượng bán ra đạt 6.568 căn, thấp hơn một chút so với quý 2/2018 (6.947 căn) và giảm gần 8,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Phân khúc trung cấp tiếp tục giữ vai trò chủ đạo cả về nguồn cung và lượng bán ra. Theo CBRE Việt Nam, một số dự án thuộc phân khúc trung cấp với quy mô lớn sẽ được chào bán ra trong Quý 4/2018, giúp cho phân khúc này tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu về nguồn cung, chiếm khoảng 60% nguồn cung thị trường.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản (BĐS) vẫn là lĩnh vực thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nếu so với cùng kỳ năm trước. Theo Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ KH&ĐT, trong 9 tháng đầu năm 2018, lĩnh vực BĐS đứng thứ hai sau nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo về tổng vốn đăng ký FDI với 5,85 tỷ USD, chiếm 23% tổng FDI đầu tư vào Việt Nam. Con số này chêch lệch với năm 2017 (4,5%) tương đối nhiều, cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn nhìn thấy nhiều tiềm năng của thị trường BĐS tại Việt Nam.
Tuy nhiên, với Chỉ thị 04 về kiểm soát chặt tín dụng trong lĩnh vực BĐS cùng với nguy cơ giá tài sản giảm do lãi suất có thể có khả năng tăng, triển vọng thị trường BĐS trong thời gian tới vẫn có thể đối mặt với sự đi xuống.
Khánh Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy