Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa công bố báo cáo về hình thị trường thép Việt Nam tháng 9 và 9 tháng năm 2021. Theo đó, trong tháng 9/2021, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,4 triệu tấn, giảm 3,97% so với tháng 8/2021, tương đương với mức sản lượng cùng kỳ năm 2020.
Tính chung 9 tháng năm 2021, sản xuất thép thành phẩm đạt hơn 24,8 triệu tấn, tăng 34,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Về tiêu thụ thép các loại, trong tháng 9/2021 đạt 2,2 triệu tấn, tăng 7,4% so với tháng trước, và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng năm 2021, tiêu thụ thép các loại đạt gần 22 triệu tấn, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đánh giá của VSA, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thép các loại trong 9 tháng năm 2021 vẫn tăng khá là do kế thừa được kết quả kinh doanh tốt của những tháng đầu năm 2021.
Sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép các loại tính chung 9 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng khá (Ảnh: VSA).
Về tình hình xuất khẩu thép, trong 9 tháng năm 2021 xuất khẩu sắt thép thành phẩm và bán thành phẩm đạt 10,6 triệu tấn, với trị giá trên 9 tỷ USD, tăng 40% về sản lượng và tăng gấp 2 lần về trị giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020.
Các sản phẩm thép của Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 20 quốc gia và khu vực trên thế giới trong 8 tháng đầu năm 2021.
Ở chiều ngược lại, trong 9 tháng nhập khẩu thép về Việt Nam đạt 14,9 triệu tấn với trị giá hơn 11 tỷ USD, tăng 1% về lượng và tăng 44% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, sau 9 tháng năm 2021, Việt Nam đã nhập siêu 2 tỷ USD thép các loại.
Cập nhật về tình thị trường nguyên liệu sản xuất thép, VSA cho biết giá nguyên liệu sản xuất thép toàn cầu 9 tháng năm 2021 diễn biến phức tạp, giá nguyên liệu sản xuất thép liên tục điều chỉnh tăng kể từ cuối năm 2020.
Trong đó, giá quặng sắt thời điểm tháng 5/2021 tăng cao gấp 2,6 lần, giá phế liệu đã tăng 2,5 lần so với thời điểm cùng kỳ năm 2020. Sau đó, giá các loại nguyên liệu trên đã điều chỉnh giảm nhẹ trong quý 2 và quý 3/2021.
Giá quặng sắt đầu tháng 10/2021 giao dịch ở mức xấp xỉ 124 -125USD/tấn; tuy nhiên giá thép phế liệu sau khi giảm trong quý 3/2021 đã điều chỉnh tăng trở lại, trên 520 USD/tấn, nhưng giá than mỡ luyện cốc đã tăng cao ở mức 335-340 USD/tấn.
Theo đánh giá của VSA, thị trường thép của Việt Nam vẫn trên đà tăng trưởng khá và sẽ phục hồi mạnh mẽ ở những tháng cuối năm 2021, sau khi suy giảm ở năm 2020 do đại dịch Covid-19. Ngoài ra, ngành thép Việt Nam cũng dự báo được hưởng lợi lớn nhờ kinh tế hồi phục, đặc biệt khi các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đang được triển khai.
Hồi cuối tháng 8, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 10 về tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Trong đó, đối với mặt hàng thép, Bộ Công Thương yêu cầu Hiệp hội Thép Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sắt thép, quặng sắt rà soát, xem xét các vấn đề liên quan đến nguyên liệu đầu vào.
Cùng với đó, tiết giảm các chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, có biện pháp tăng công suất sản xuất thép để đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm trong nước đang có nhu cầu cao.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy