Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long (mã chứng khoán: TLG) mới đây vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2022, theo đó doanh thu hoạt động của công ty đạt 740 tỷ đồng, giảm 6,2% so với cùng kỳ. Giá vốn bán hàng tăng nhẹ 1% lên 444 tỷ đồng, TLG báo lãi gộp tăng lên 296 tỷ đồng.
Ngược chiều doanh thu, mảng chi phí ghi nhận mức tăng đồng loạt với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần gấp đôi, riêng chi phí tài chính tăng gấp 4 lần lên 18 tỷ đồng. Sau khi khấu trừ chi phí, TLG ghi nhận lỗ ròng 2,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 97 tỷ đồng.
Kết quả trên khá bất ngờ khi Thiên Long báo lãi sau thuế hơn 40 tỷ đồng trong tháng 10-11/2022, riêng lợi nhuận sau thuế tháng 11 đạt 444 tỷ đồng, mức cao nhất lịch sử, theo thông tin từ bản tin gửi nhà đầu tư của công ty.
Theo bản giải trình, tại quý IV/2022, doanh thu giảm trong bối cảnh thị trường quốc tế gặp nhiều khó khăn, tỷ giá nội tệ của các nước biến động mạnh so với đồng USD nên việc nhập hàng có phần chững lại. Ngoài ra, chi phí của quý này tăng mạnh cũng bởi công ty phải đầu tư gia tăng hình ảnh thương hiệu, gia tăng sức cạnh tranh trong nước, tăng cường các chương trình hỗ trợ bán hàng trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận cả năm 2022 vẫn tăng trưởng do tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tốt. Đồng thời công ty tiếp tục tái cấu trúc các kênh bán hàng, gia tăng hiệu quả bán hàng, cùng với đó dự trữ được nguyên vật liệu giá thấp, dẫn đến giá thành sản xuất được tối ưu.
Theo đó, luỹ kế cả năm 2022, Thiên Long ghi nhận doanh thu đạt 3.550 tỷ đồng, tăng 32% và lợi nhuận sau thuế đạt 400 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, doanh thu từ bán thành phẩm vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất, chiếm 76%, còn lại là doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ...
Năm 2022, TLG đặt mục tiêu 3.250 tỷ doanh thu và 280 tỷ lợi nhuận. Như vậy công ty đã vượt 9% mục tiêu doanh thu và vượt 42% mục tiêu lợi nhuận năm.
Tính đến ngày 31/12, tổng tài sản của Tập đoàn Thiên Long đạt hơn 2.869 tỷ đồng, tăng 17% so với hồi đầu năm. Mức tăng chủ yếu đến từ hàng tồn kho đã chiếm hơn 30% tỉ trọng tổng tài sản, bên cạnh đó, tài sản cố định cũng tăng nhẹ lên 478 tỷ đồng.
Trong năm 2022, Thiên Long đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu, xây dựng thêm nhà máy Thiên Long Long Thành ở Đồng Nai (dự kiến đạt công suất tối đa vào năm 2027) và khai trương kho trung tâm tại KCN Lê Minh Xuân 3.
Ngoài ra, công ty cũng khai trương 2 cửa hàng Clever Box tại quận Gò Vấp và quận Tân Phú (TP.HCM). Đây là những cửa hàng chuyên cung cấp các sản phẩm văn phòng phẩm và đồ chơi sáng tạo DIY và STEAM với mục tiêu nâng tầm trải nghiệm khách hàng.
Bên cạnh tài sản tăng, nợ phải trả của TLG tại thời điểm cuối năm là 911 tỷ đồng, tăng gần một nửa so với đầu năm do công ty tăng số lượng phải trả ngắn hạn. Trong đó, phải trả người bán ngắn hạn tăng 35% lên 260 tỷ đồng, chi phí phải trả ngắn hạn phát sinh là 171 tỷ đồng cuối năm.
Tại ngày 31/12, vốn chủ sở hữu của Thiên Long ghi nhận 1.957 tỷ đồng, bao gồm 554 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và vốn điều lệ đạt 777 tỷ đồng.
Tác giả: Phạm Hồng Nhung
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy