Thiết bị điện Gelex là thành viên quan trọng trong hệ sinh thái Tập đoàn Gelex. Ảnh: GEE.
Công ty CP Thiết bị Điện Gelex (GEE) - thành viên của Tập đoàn Gelex (GEX) - vừa công bố báo cáo tài chính quý III với doanh thu thuần đạt 3.529 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế gần 85 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, mức doanh thu và lợi nhuận kể trên của GEE đã giảm lần lượt 3% và 15%.
Trong cơ cấu doanh thu thuần quý III, hoạt động sản xuất và kinh doanh thiết bị điện vẫn là nguồn thu chính mang về cho doanh nghiệp hàng nghìn tỷ đồng. Cụ thể, doanh thu bán thành phẩm trong quý của GEE đã đạt 3.062 tỷ đồng; thu từ bán hàng hóa đạt 212 tỷ đồng với các sản phẩm chính là dây cáp điện của CADIVI, thiết bị đo điện EMIC, máy biến áp THIBIDI…
Cùng với đó, GEE cũng ghi nhận 191 tỷ đồng doanh thu từ mảng sản xuất điện trong quý.
Ghi nhận doanh thu sụt giảm trong quý vừa qua nhưng nhờ cải thiện đáng kể biên lãi gộp từ mức 8,5% kỳ trước lên 12,4% kỳ này, lợi nhuận gộp GEE thu được từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ vẫn tăng gần 42% trong quý gần nhất, mang về 437 tỷ đồng.
Tuy nhiên, các chi phí phát sinh trong kỳ tăng mạnh (chi phí tài chính, bán hàng, quản lý doanh nghiệp) cùng với việc số thu từ hoạt động khác giảm mạnh đã tiêu tốn của doanh nghiệp hàng trăm tỷ đồng. Kết quả này khiến lợi nhuận sau thuế của GEE giảm 22% so với cùng kỳ, đạt trên 60 tỷ đồng.
Tính chung 9 tháng, nhà sản xuất thiết bị điện của Tập đoàn Gelex đã ghi nhận 12.791 tỷ đồng doanh thu thuần và báo lãi ròng 537 tỷ, giảm 4% ở chỉ tiêu doanh thu nhưng tăng 16% ở con số lợi nhuận.
Nguyên nhân chính dẫn tới kết quả trên là nhờ cải thiện biên lãi gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh và phần tăng thu từ hoạt động tài chính. Ngược lại, hầu hết chi phí phát sinh trong kỳ 9 tháng của GEE đều tăng so với năm liền trước và lợi nhuận hoạt động khác cũng giảm gần 80%.
Theo GEE, công ty hiện sở hữu nhiều đơn vị thành viên phát điện bao gồm thủy điện, điện mặt trời, điện gió và điện áp mái. Tuy nhiên, do nhu cầu sụt giảm chung của thị trường và một số nguyên nhân chủ quan như đơn vị thành viên Công ty dây đồng Việt Nam CFT ngừng sản xuất để di dời nhà máy đã ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu quý III nói riêng và lũy kế 9 tháng của GEE.
Bên cạnh đó, chi phí lãi vay hợp nhất từ các công ty nhóm phát điện, lỗ chênh lệch tỷ giá, phí nghiệp vụ hedging… cũng khiến chi phí tài chính GEE phải chi ra tăng lên, ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận sau cùng.
Trước tình hình lãi suất vay tiếp tục tăng cao, GEE và các công ty thành viên cho biết đã chủ động hạ tỷ trọng dư nợ vay. Đến cuối tháng 9, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của công ty này là 2,22 lần, thấp hơn mức 2,86 lần hồi đầu năm và hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu là 1,62 lần, cũng giảm so với mức 1,92 lần đầu năm.
Mới đây, GEE đã chào mua công khai để tăng sở hữu ở Công ty CP Dây cáp điện Việt Nam (CAV) và Công ty CP Thiết bị điện (THI) lên 100%. Hiện tỷ lệ sở hữu của GEE tại hai công ty này lần lượt là 96,35% tại CAV và 90,71% tại THI. Dự kiến, GEE sẽ chi 230 tỷ đồng cho hai thương vụ này.
Tác giả: Quang Thắng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy