Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng. Ảnh tư liệu: Doãn Tấn/TTXVN
Song Thống đốc cũng cho biết, trong tháng 10 vấn đề thanh khoản đã bị tác động chủ yếu bởi yếu tố tâm lý và diễn biến của tình hình kinh tế, tiền tệ quốc tế. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng, kịp thời điều tiết thị trường, đưa tiền ra hàng ngày hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống.
Thống đốc cũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã họp với một số ngân hàng thương mại để cùng nhau phân tích, đánh giá thực tiễn, xác định điểm nghẽn thị trường, từ đó có giải pháp phù hợp. Các tổ chức tín dụng thống nhất trong bối cảnh hiện nay, cần đoàn kết, tin cậy, hỗ trợ nhau vì mục tiêu đảm bảo an toàn hệ thống và của từng ngân hàng.
Theo Thống đốc, các ngân hàng đều đảm bảo các chỉ số an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên để chủ động ứng phó với những diễn biến kinh tế thế giới và trong nước, các ngân hàng thống nhất cần có đánh giá thận trọng hơn để có giải pháp ổn định vững chắc hệ thống.
"Về phía Ngân hàng Nhà nước, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, đảm bảo khả năng chi trả cho các tổ chức tín dụng, nhất là dịp cuối năm", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định.
Đối với thị trường tiền tệ và ngoại hối, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã rất chủ động, phản ứng kịp thời, nhờ vậy, thị trường ngày càng diễn biến tích cực, tâm lý thị trường cũng đã được ổn định.
Thời gian tới, một trong những vấn đề quan trọng là Ngân hàng Nhà nước cũng như các Bộ, ngành phải chủ động, tăng cường dự báo, phân tích tình hình, cập nhật liên tục những diễn biến mới để chủ động điều hành, đồng thời cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các chính sách.
Hiện nay, Thủ tưởng Chính phủ đã và đang chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh đầu tư công, thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, có trọng tâm trọng điểm, điều đó sẽ giảm bớt áp lực đối với tiền tệ, tín dụng từ hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh đó, Thống đốc chỉ rõ, các giải pháp tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường thu hút đầu tư… cũng góp phần cải thiện cung cầu ngoại tệ, giảm áp lực đối với tỷ giá. Thực tế nhiều năm qua, nhiều thời điểm Ngân hàng Nhà nước can thiệp với khối lượng lớn nhưng sau đó lại mua ngoại tệ trở lại để tăng dự trữ ngoại hối.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy