Theo thống kê, tỷ trọng dự nợ cho BĐS khoảng 10%, cho vay tiêu dùng khoảng 6%, còn lại là sản xuất (Internet)
Thay một quan niệm không dễ
Ở thời điểm đó, theo sau mỗi chu kỳ như nói trên, dường như Ngân hàng Nhà nước chỉ chú ý và tập trung đẩy tiền ra để hạ lãi suất xuống. Đây luôn được coi là giải pháp gần như duy nhất để cứu sản xuất sau thời gian đình trệ do thắt chặt tiền tệ, thay vì chú ý đến sự phân bổ của nguồn lực tín dụng ở những lĩnh vực căn cơ cũng như điều kiện tiếp cận tín dụng chuẩn mực.
Ba năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước thực hiện cuộc đại phẫu toàn hệ thống. Với quan điểm “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, nhà điều hành gần như làm ngơ trước cảnh báo “đổ vỡ hệ thống” để một lúc, dẹp luôn 9 ngân hàng yếu kém (đến nay đã xử lý được 8) nhưng không dùng đến ngân sách.
Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước không ngần ngại công bố toàn bộ số liệu nợ xấu của hệ thống, dọn đường cho việc ra đời hai đề án xử lý nợ xấu, với nhiều giải pháp trong đó có thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) và tái cấu trúc hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015.
Có một điểm đáng chú ý ở đây, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu bất cứ ngân hàng nào có tỷ lệ nợ xấu trên 3% là phải bán về VAMC và chỉ dừng lại khi nào nợ xấu dừng ở dưới ngưỡng nói trên.
Vì lẽ này, gần đây, cụm từ “ngân hàng lãi khủng” đã thưa thớt và vắng hẳn trong các bản tin truyền thông của ngân hàng. Làm như vậy, ít nhất trong ngắn hạn, Ngân hàng Nhà nước tạm thời tránh được tiếng “lấy tiền thuế của dân để xử lý hậu quả do lòng tham của ông chủ ngân hàng” dồn dập vang lên ở nghị trường.
Không phải bỗng dưng, tại cuộc gặp mặt giữa Ngân hàng Nhà nước và Hội Doanh nghiệp trẻ ngày 23/9, trước ý muốn nới lỏng điều kiện vay, gia tăng cho vay tín chấp của ông Nguyễn Thành Phương, Tổng giám đốc Kangaroo, ông Phạm Quang Dũng, Phó tổng giám đốc Vietcombank thẳng thắn: “Tiền ngân hàng là tiền của dân. Chưa hiểu gì về doanh nghiệp mà cho vay tín chấp thì cầm chắc mất tiền. Doanh nghiệp đưa tiền cho nhau còn kèm theo ràng buộc trả nợ thì với ngân hàng cũng vậy thôi”.
Có một yếu tố khá bất lợi cho Ngân hàng Nhà nước là quá trình siết chặt kỷ cương tín dụng lại diễn ra đúng vào thời điểm kinh tế trong và ngoài nước suy thoái, tổng cầu suy giảm trầm trọng. Trong khi đó, sự bê trễ trong quản lý việc thành lập doanh nghiệp đã tạo ra đội ngũ đông đảo số lượng nhưng tiềm lực tài chính yếu; vốn chủ sở hữu thấp, tồn tại chủ yếu dựa vào vốn vay nhưng lại sử dụng không đúng với ngành nghề sở trường.
Tuy nhiên, cũng từ những chuyến đi này, đã phơi bày một thực tế không mấy vui vẻ: một bộ phận lớn doanh nghiệp vẫn quen coi vốn ngân hàng như “của chùa”.
Theo thống kê, tỷ trọng dư nợ cho bất động sản khoảng 10%, cho vay tiêu dùng khoảng 6%, phần còn lại là sản xuất; trong đó, 5 lĩnh vực ưu tiên được chú trọng hơn cả.
Cùng đó, GDP 2013 tăng 5,42% nhưng tín dụng chỉ tăng 8,83%. 6 tháng đầu 2014, tín dụng tăng chưa đến 5% nhưng GDP tăng 5,18%.
Theo VnEconomy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy