Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã tổ chức buổi gặp mặt cuối năm với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, các tổ chức tín dụng nước ngoài, các đại sứ quán, phái đoàn ngoại giao tại Việt Nam.
Tại buổi gặp mặt, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết năm 2018, chính sách tiền tệ được điều hành cẩn trọng, linh hoạt, phối hợp tốt với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
Tăng trưởng kinh tế năm nay có thể đạt xung quanh mức 7%, lạm phát dự báo có thể sẽ dưới mức 4% mục tiêu mà Quốc hội đặt ra. Lạm phát lõi được duy trì ở mức từ 1,5-1,6% và đã liên tục được duy trì trong phạm vi đó trong khoảng 3 năm qua. Lãi suất ở mức thấp hợp lý, tỷ giá được duy trì ổn định. Lượng dự trữ ngoại hối được tích lũy cao ở mức kỷ lục
Đáng chú ý, Thống đốc cho hay tăng trưởng tín dụng năm 2018 được kiểm soát chặt chẽ dưới 16%, cả năm nay chỉ ở khoảng 15,5%.
Trong năm 2018, NHNN cũng đã tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách, khuôn khổ và cơ chế giúp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu nhằm triển khai thành công Kế hoạch tái cơ cấu và xử lý nợ xấu 2016-2020. Tỷ lệ nợ xấu đã giảm mạnh và được kiểm soát ở mức 2,16%.
Thống đốc đánh giá năm 2018, các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã tuân thủ tốt các quy định quản lý ngành ngân hàng, hoạt động an toàn hiệu quả, góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong ngành Ngân hàng.
Năm 2019, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết NHNN sẽ tiếp tục điều hành linh hoạt, cẩn trọng, phối hợp hiệu quả với các chính sách vĩ mô, tăng cường hoạt động quản lý, thanh tra giám sát an toàn nhằm duy trì ổn định hệ thống tài chính - ngân hàng.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam nhận định, NHNN đã triển khai nhiều hành động nhằm tiếp tục xây dựng và tăng cường củng cố hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh. Nổi lên trong số đó là việc triển khai Nghị quyết 42 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng và điều đó đã cho phép NHNN tăng cường giải quyết những thách thức pháp lý liên quan đến xử lý nợ xấu và xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.
"Trong thời gian tới, Việt Nam cần tận dụng những nỗ lực đã có và những thành quả hiện tại để để tiếp tục củng cố, cải cách sâu rộng hơn để tiếp tục hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế và duy trì được hệ thống tài chính - ngân hàng vững mạnh và ổn định", lãnh đạo WB cho hay.
Ông Jonathan Dunn, Trưởng Đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam thì đánh giá "việc điều hành tốt chính sách tiền tệ, tỷ giá trong môi trường bất định trong năm nay là điều rất đáng để tự hào".
Theo đại diện IMF, những quy định, công cụ chính sách mới của NHNN đã mang tính linh hoạt hơn, hóa giải được những cú sốc bên ngoài.
Trong khi đó, ông Nirukt Sapru, Trưởng Nhóm Công tác Ngân hàng (BWG) cho biết ông "rất hài lòng" khi thấy chính phủ và NHNN đã tiếp tục theo đuổi chiến lược số hóa ngành Ngân hàng và điều này sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, đòi hỏi phải có một hệ thống ngân hàng số mạnh mẽ để hỗ trợ các các ngành các lĩnh vực mới, trong khi vẫn đảm bảo được mức độ bảo mật, an toàn cao.
Theo Vietnam Finance
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy