Chiều 20/5, tiếp tục kỳ họp thứ 7, Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.
Đại tướng Tô Lâm cho biết, Luật Cảnh vệ được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20/6/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày tờ trình.
Trong đó tập trung ở các nhóm vấn đề: Đối tượng cảnh vệ; biện pháp, chế độ cảnh vệ; nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng cảnh vệ.
Đối với nhóm đối tượng cảnh vệ là con người, bổ sung đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư; Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Đây là các chức danh đã được xác định là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước theo Kết luận số 35 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, công tác cảnh vệ luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất trắc, khó lường, ngoài việc bảo đảm an ninh, an toàn, đối tượng cảnh vệ còn phục vụ tích cực cho công tác đối ngoại, hình ảnh của Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Do đó, tùy tình hình an ninh, trật tự trong từng thời điểm, trường hợp cụ thể, giao Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ phù hợp cho từng đối tượng phù hợp (trong phạm vi, thời gian nhất định) và trong thực tiễn công tác bảo vệ an ninh quốc gia đòi hỏi pháp luật phải có những quy định để kịp thời điều chỉnh.
Ngoài ra, Điều 11 và Điều 12 Luật Cảnh vệ chưa tách biệt giữa chế độ cảnh vệ và biện pháp cảnh vệ. Một số chế độ, biện pháp cảnh vệ hiện nay lực lượng cảnh vệ đang triển khai thực hiện nhưng chưa được quy định trong luật để đảm bảo áp dụng thống nhất.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới.
Thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với việc bổ sung đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Việc bổ sung 03 chức danh, chức vụ nêu trên là phù hợp với tính chất, tầm quan trọng của các vị trí này trong hệ thống chính trị.
Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với quy định của dự thảo luật và cho rằng, để bảo đảm tuyệt đối an toàn cho đối tượng cảnh vệ, nhất là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước khi đi công tác nước ngoài, trường hợp lực lượng cảnh vệ không đủ lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật mang theo thì việc phải thuê là cần thiết.
Do đó, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản nhất trí với việc bổ sung quy định về thuê lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật để thực hiện công tác cảnh vệ và phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tuy nhiên, các quy định về thuê lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về cảnh vệ, pháp luật về quản lý tài sản công, pháp luật về ngân sách Nhà nước, các quy định khác của pháp luật có liên quan và phải được thực hiện chặt chẽ, nghiêm ngặt để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ.
Tác giả: Hoàng Thị Bích
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy