Sau nhiều năm lỡ hẹn, Luật Đầu tư công đã được Quốc hội thông qua hôm 18-6, trong đó quy định trách nhiệm và phân cấp chịu trách nhiệm đối các dự án đầu tư công một cách cụ thể.
Nhiều dự án đầu tư công, nhất là các dự án điện dùng vốn vay của nước ngòai thường đội vốn hoặc chậm trễ, kéo dài. Ảnh:TL
Các dự án đầu tư công hiện nay rơi vào tình trạng sử dụng nhiều vốn của nhà nước song thường xuyên chậm trễ, thiếu hiệu quả. Tuy nhiên, các quy định liên quan đến các dự án đầu tư công thường tản mạn ở nhiều văn bản khác nhau. Do vậy, Luật đầu tư công ra đời là cần thiết nhằm tạo một hành lang pháp lý thống nhất để quản lý và giám sát các dự án đầu tư công.
Vấn đề khá nổi cộm hiện nay là nhiều dự án đầu tư công có sử dụng nguồn vốn nước ngoài (như vốn ODA) nên các nhà tài trợ thường đề ra các quy định riêng trong việc lựa chọn, thực hiện dự án.
Một số quy định của các nhà tài trợ như khi sử dụng vốn ODA-STEP của Nhật Bản, giải ngân qua JICA Việt Nam thì phải sử dụng các nhà thầu là các công ty của Nhật Bản. Do mới đây xảy ra nghi án “đưa và nhận hối lộ tại dự án đường sắt số 1 Ngọc Hồi- Yên Viên”, người ta mới lật lại các điều kiện vay vốn khá ngặt nghèo này.
Tuy nhiên, tại Luật đầu tư công mới được thông qua, đối với các dự án sử dụng vốn nước ngoài như vốn ODA, có quy định rằng các nhà tài trợ thường có các quy định riêng trong việc lựa chọn, triển khai dự án. Để phù hợp với quy định Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế thì khi các quy định của Luật đầu tư công khác với quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
Hay nói khác đi là nếu các quốc gia cấp tài trợ cho Việt Nam có quy định riêng về điều kiện tiếp nhận nguồn vốn và Việt Nam đồng ý với điều kiện đó thì không áp dụng Luật đầu tư công vào giai đoạn tiếp nhận, không dùng Luật đầu tư công để sửa đổi các điều kiện. Do đó, Luật đầu tư công chỉ được áp dụng trong quá trình phê duyệt, thực hiện, giám sát…dự án có sử dụng vốn vay nước ngoài.
Trong quá trình phê duyệt dự án đầu tư công, luật mới ra đời cho phép Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có ý kiến về dự án đầu tư nhóm A, trước khi UBND cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Hiện nay, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chưa tham gia vào quá trình phê duyệt này.
Để tăng cường giám sát, nâng cao khả năng chịu trách nhiệm, luật cũng đề ra các quy định về việc các tổ chức, cá nhân ra quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sai, kém hiệu quả, không cân đối được vốn để thất thoát, lãng phí sẽ phải chịu trách nhiệm, từ xử lý kỷ luật đến truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, để các quy định này phát huy được tác dụng trong quá trình đầu tư, giám sát hiệu quả đầu tư dự án thì Chính phủ cần có những nghị định hướng dẫn thật cụ thể vì Luật đầu tư công mới là khung pháp lý ban đầu. Nếu không quy định rõ thì việc chịu trách nhiệm ở nhiều nơi cũng rơi vào tình trạng mang tính hình thức.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy