Tại quyết định số 1291/QĐ-UBND ngày 10/4/2019, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền đã kí quyết định thu hồi một phần diện tích đất của Công ty Cổ phần xây dựng Hancorp.2 tại xã Đông Văn, huyện Đông Sơn giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất quản lí theo quy định.
Diện tích đất bị thu hồi là 26.440,4m2 (tương đương hơn 2,6ha).
Trụ sở công ty tại Thanh Hóa
Theo quyết định này, lí do thu hồi đất là do người sử dụng đất vi phạm Điểm g, Khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai và Khoản 13, Điều 2, Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
Đối với phần diện tích còn lại 33.109,3m2 (tương đương 3,3ha) cho Hancorp.2 tiếp tục thuê đất để sử dụng vào mục đích sản xuất gạch ngói, thời hạn thuê đất đến ngày 13/01/2054. Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa giao Sở TNMT triển khai, theo dõi việc thực hiện quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh.
Cục thuế tỉnh xác định đơn giá, tính số tiền thuê đất (kể cả xác định nghĩa vụ tài chính đối với phần diện tích tăng 14.469,7m2 được sử dụng từ năm 1997 đến nay) và thông báo tiền thuê đất phải nộp vào ngân sách Nhà nước đối với diện tích đất còn lại gửi đến Công ty Hancorp.2. Trường hợp công ty không phối hợp thì báo cáo tình hình cho UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
Trước đó, theo báo cáo của Sở TNMT Thanh Hóa, công ty Hancorp.2 thực tế đã sử dụng đất vượt 1,4 ha so với diện tích 4,5ha mà UBND tỉnh đã cho thuê từ năm 2004. UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã có báo cáo, đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp chỉ đạo, giải quyết việc chấp hành nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ sử dụng đất.
Như đã thông tin trước đó, trong danh sách 319 đơn vị nợ thuế do Cục thuế Thanh Hóa công khai tính đến 31/7/2018, Hancorp.2, có địa chỉ tại xã Quảng Thịnh, TP Thanh Hóa nằm ở top những doanh nghiệp nợ thuế cao nhất tại tỉnh Thanh Hóa với số tiền gần 25 tỷ đồng. Văn phòng cục thuế đã thực hiện biện pháp cưỡng chế hóa đơn đối với doanh nghiệp này.
Trong năm 2018, hơn 100 công nhân đã 3 lần từ Thanh Hóa ra trụ sở Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) để đòi nợ nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Trước đó, từ tháng 2/2018, Xí nghiệp Gạch tuynel K2 Đông Văn ngừng hoạt động, khả năng phục hồi sản xuất rất thấp do cơ sở hạ tầng đã lỗi thời, xuống cấp, hư hỏng nặng. Ngoài ra, còn do quản lý yếu kém, nên mới dẫn đến bị thua lỗ kéo dài.
Lương Thị
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy